Giải đáp câu hỏi sinh con tháng nào tốt nhất cho sức khỏe của trẻ, một nghiên cứu mới của tiến sĩ John Perry, Đại học Cambridge cho thấy, em bé sinh ra trong mùa hè khỏe mạnh hơn những em bé sinh vào thời điểm khác trong năm và khi trưởng thành sẽ cao hơn.
Tiến sỹ John Perry đã tiến hành khảo sát trên nửa triệu người trưởng thành, cho thấy những người sinh vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 có cân nặng lớn hơn khi mới sinh.Và khi lớn lên, những trẻ này cũng cao hơn so với những người sinh vào các tháng khác.Thời gian tiếp xúc và cường độ của ánh sáng mặt trời của các bà mẹ khi mang thai có tác động lớn đến sức khỏe của em bé khi mới sinh và có ảnh hưởng lâu dài đến quá trình phát triển của đứa trẻ đó.Nghiên cứu cũng lần đầu chỉ ra rằng những cô gái sinh ra trong mùa hè thường bắt đầu tuổi dậy thì muộn. Đây là một dấu hiệu tốt cho sức khỏe ở cuộc sống trưởng thành vì dậy thì sớm ở bé gái có liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim hay ung thư vú. Nghiên cứu này không bị ảnh hưởng bởi tầng lớp xã hội và sức khỏe của họ mà chỉ tập trung vào tháng sinh để xác định ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường trước khi sinh.Tiến sĩ Perry giải thích: việc trẻ em sinh ra giữa tháng 6 và tháng 8 là thường cao hơn và có xương lớn hơn so với trẻ sinh mùa đông có liên quan tới lượng ánh sáng mặt trời các bà mẹ được tiếp xúc trong khi mang thai – yếu tố chủ yếu quyết định đến lượng vitamin D mà các em bé nhận được từ mẹ. Ông cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng vitamin D rất quan trọng và hy vọng sẽ có thêm nhiều nghiên cứu khác làm rõ tác động lâu dài của lượng vitamin D nhận từ khi còn là thai nhi đến tuổi dậy thì và sức khỏe khi trưởng thành".Đồng nghiên cứu, Tiến sĩ Ken Ong, bác sĩ nhi khoa tại ĐH Cambridge khẳng định: “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các yếu tố tác động đến cơ thể từ khi còn là thai nhi có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và nghiên cứu này càng khẳng định thêm điều đó. Lối sống lành mạnh của bố mẹ rất tốt cho sức khỏe của thế hệ tiếp theo. Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ nên dùng vitamin D bổ sung trong quá trình mang thai và đây là một biện pháp phòng ngừa hợp lý".Nghiên cứu còn chỉ ra trẻ sinh vào mùa thu và mùa đông có nhiều nguy cơ bị dị ứng thực phẩm – mà thiếu vitamin D có thể là nguyên nhân. Tỷ lệ mắc hen suyễn cũng cao hơn ở trẻ sinh vào mùa thu.Trẻ em sinh ra trong mùa đông có nguy cơ cao hơn về các vấn đề sức khỏe như tăng trưởng chậm hơn, bệnh tâm thần và thậm chí tử vong sớm. Các giải thích được đề xuất là bệnh tật, nhiệt độ khắc nghiệt và mức độ ô nhiễm cao hơn trong mùa thu đông khiến thai nhi và trẻ sơ sinh dễ bị tác động và gây ra tổn thương ảnh hưởng đến cuộc sống về sau.Tuy nhiên, những người sinh ra trong mùa hè có nguy cơ cao bị cận thị. Các nhà khoa học giải thích rằng ánh nắng mặt trời gay gắt vào mùa hè có thể gây trở ngại cho sự phát triển của mắt thai nhi.
Giải đáp câu hỏi sinh con tháng nào tốt nhất cho sức khỏe của trẻ, một nghiên cứu mới của tiến sĩ John Perry, Đại học Cambridge cho thấy, em bé sinh ra trong mùa hè khỏe mạnh hơn những em bé sinh vào thời điểm khác trong năm và khi trưởng thành sẽ cao hơn.
Tiến sỹ John Perry đã tiến hành khảo sát trên nửa triệu người trưởng thành, cho thấy những người sinh vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 có cân nặng lớn hơn khi mới sinh.
Và khi lớn lên, những trẻ này cũng cao hơn so với những người sinh vào các tháng khác.
Thời gian tiếp xúc và cường độ của ánh sáng mặt trời của các bà mẹ khi mang thai có tác động lớn đến sức khỏe của em bé khi mới sinh và có ảnh hưởng lâu dài đến quá trình phát triển của đứa trẻ đó.
Nghiên cứu cũng lần đầu chỉ ra rằng những cô gái sinh ra trong mùa hè thường bắt đầu tuổi dậy thì muộn.
Đây là một dấu hiệu tốt cho sức khỏe ở cuộc sống trưởng thành vì dậy thì sớm ở bé gái có liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim hay ung thư vú.
Nghiên cứu này không bị ảnh hưởng bởi tầng lớp xã hội và sức khỏe của họ mà chỉ tập trung vào tháng sinh để xác định ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường trước khi sinh.
Tiến sĩ Perry giải thích: việc trẻ em sinh ra giữa tháng 6 và tháng 8 là thường cao hơn và có xương lớn hơn so với trẻ sinh mùa đông có liên quan tới lượng ánh sáng mặt trời các bà mẹ được tiếp xúc trong khi mang thai – yếu tố chủ yếu quyết định đến lượng vitamin D mà các em bé nhận được từ mẹ.
Ông cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng vitamin D rất quan trọng và hy vọng sẽ có thêm nhiều nghiên cứu khác làm rõ tác động lâu dài của lượng vitamin D nhận từ khi còn là thai nhi đến tuổi dậy thì và sức khỏe khi trưởng thành".
Đồng nghiên cứu, Tiến sĩ Ken Ong, bác sĩ nhi khoa tại ĐH Cambridge khẳng định: “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các yếu tố tác động đến cơ thể từ khi còn là thai nhi có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và nghiên cứu này càng khẳng định thêm điều đó. Lối sống lành mạnh của bố mẹ rất tốt cho sức khỏe của thế hệ tiếp theo. Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ nên dùng vitamin D bổ sung trong quá trình mang thai và đây là một biện pháp phòng ngừa hợp lý".
Nghiên cứu còn chỉ ra trẻ sinh vào mùa thu và mùa đông có nhiều nguy cơ bị dị ứng thực phẩm – mà thiếu vitamin D có thể là nguyên nhân. Tỷ lệ mắc hen suyễn cũng cao hơn ở trẻ sinh vào mùa thu.
Trẻ em sinh ra trong mùa đông có nguy cơ cao hơn về các vấn đề sức khỏe như tăng trưởng chậm hơn, bệnh tâm thần và thậm chí tử vong sớm. Các giải thích được đề xuất là bệnh tật, nhiệt độ khắc nghiệt và mức độ ô nhiễm cao hơn trong mùa thu đông khiến thai nhi và trẻ sơ sinh dễ bị tác động và gây ra tổn thương ảnh hưởng đến cuộc sống về sau.
Tuy nhiên, những người sinh ra trong mùa hè có nguy cơ cao bị cận thị. Các nhà khoa học giải thích rằng ánh nắng mặt trời gay gắt vào mùa hè có thể gây trở ngại cho sự phát triển của mắt thai nhi.