Rửa rau quả quá sớm: Cách sơ chế rau củ quả rất quan trọng. Không nên rửa rau quả ngay khi mua ở siêu thị về vì sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Chỉ nên rửa rau ngay trước khi chế biến. Nếu thời gian quá gấp thì có thể rửa các loại rau có lá trước rồi để cho thật róc nước. Khi lá đã khô thì cho vào hộp nhựa có trải một lớp giấy ăn bên trong để hút hết hơi nước. Đối với củ quả hoặc thì nhất thiết chỉ nên rửa trước khi chế biến để không bị nhanh hỏng. Thái rau củ quá sớm: Những loại rau củ cứng như quả bí, mầm bắp cải, bông cải xanh, súp lơ nếu thái trước 1-2 này thì gần như không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng. Khi cắt xong thì cần đặt một miếng khăn ẩm lên mặt cắt để bảo quản rau củ không bị khô. Nếu cho vào tủ lạnh thì nên dùng hộp nhựa thoáng cùng với khăn ẩm. Khi đã thái lát hoặc thái nhỏ rau thì diện tích rau tiếp xúc với không khí rất lớn nên rất nhanh hỏng. Mua rau quá sớm: Một số loại rau củ quả như măng tây, quả bơ, nấm, ngô, bông cải xanh sẽ chỉ để được từ 1-2 ngày là sẽ hỏng. Ngược lại nếu là ớt chuông, tỏi tây, cà chua, cải xoăn thì sẽ để được 1 tuần. Bí, cà rốt, bắp cải, hành tây thì lâu hơn. Bạn cần biết những đặc điểm này để không phải đi chợ nhiều lần. Để rau củ đã gọt vỏ trong không khí: Những loại quả như cà, khoai tây hoặc quả bơ khi cắt ra sẽ bị thâm nên có thể ngâm vào nước lạnh hoặc dùng chanh cho khỏi thâm. Bỏ đi phần chứa nhiều dinh dưỡng: Nhiều món ăn đòi hỏi phải gọt vỏ rau củ nhưng vỏ thường là nơi chứa nhiều dưỡng chất. Chẳng hạn như vỏ dưa chuột chứa nhiều chất xơ, vỏ khoai tây cũng chứa nhiều chất xơ và còn có thêm đồng, sắt. Vỏ cà tím chứa chất chống oxy hóa nasunin. Vỏ cà rốt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy đối với cà rốt thì không nên gọt vỏ mà chỉ nên dùng bàn chải rửa rau để làm sạch. Rửa rau không đúng cách: Nếu đang rửa rau kiểu cho vào rổ rồi xối qua vòi nước thì bạn không thể rửa sạch chất bẩn. Bạn nên cho rau vào chậu nước rồi khỏa nhẹ để đất rơi ra. Điều quan trọng nhất là nên vớt rau ra khỏi nước thay vì đổ nước đi để chất bẩn không rơi lại vào lá sạch. Đối với các loại củ thì nên dùng bàn chải để rửa. Không biết cách gọt vỏ: Những loại khó gọt như gừng có thể dùng cạnh thìa để gọt, tỏi thì có nhiều cách để bóc vỏ, trong đó có cách dùng sống dao đập để vỏ tách ra. Các loại quả cứng như bí đỏ thì có thể cho vào lò vi sóng hoặc nhúng nước sôi trước cho mềm. Dùng sai dao thớt: Ngoài việc nên có thới thái đồ sống và đồ chín riêng thì bạn nên chọn thớt cứng để không bị khía xẻ khi thái vì đây sẽ là nơi cư trú của vi khuẩn. Luôn luôn thái bằng dao thật sắc để rau củ không bị dập và làm hỏng các màng tế bào. Ngoài ra kéo cũng là một công cụ cắt thái rất hữu ích.(Nguồn ảnh: Mashed)
Rửa rau quả quá sớm: Cách sơ chế rau củ quả rất quan trọng. Không nên rửa rau quả ngay khi mua ở siêu thị về vì sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Chỉ nên rửa rau ngay trước khi chế biến. Nếu thời gian quá gấp thì có thể rửa các loại rau có lá trước rồi để cho thật róc nước. Khi lá đã khô thì cho vào hộp nhựa có trải một lớp giấy ăn bên trong để hút hết hơi nước. Đối với củ quả hoặc thì nhất thiết chỉ nên rửa trước khi chế biến để không bị nhanh hỏng.
Thái rau củ quá sớm: Những loại rau củ cứng như quả bí, mầm bắp cải, bông cải xanh, súp lơ nếu thái trước 1-2 này thì gần như không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng. Khi cắt xong thì cần đặt một miếng khăn ẩm lên mặt cắt để bảo quản rau củ không bị khô. Nếu cho vào tủ lạnh thì nên dùng hộp nhựa thoáng cùng với khăn ẩm. Khi đã thái lát hoặc thái nhỏ rau thì diện tích rau tiếp xúc với không khí rất lớn nên rất nhanh hỏng.
Mua rau quá sớm: Một số loại rau củ quả như măng tây, quả bơ, nấm, ngô, bông cải xanh sẽ chỉ để được từ 1-2 ngày là sẽ hỏng. Ngược lại nếu là ớt chuông, tỏi tây, cà chua, cải xoăn thì sẽ để được 1 tuần. Bí, cà rốt, bắp cải, hành tây thì lâu hơn. Bạn cần biết những đặc điểm này để không phải đi chợ nhiều lần.
Để rau củ đã gọt vỏ trong không khí: Những loại quả như cà, khoai tây hoặc quả bơ khi cắt ra sẽ bị thâm nên có thể ngâm vào nước lạnh hoặc dùng chanh cho khỏi thâm.
Bỏ đi phần chứa nhiều dinh dưỡng: Nhiều món ăn đòi hỏi phải gọt vỏ rau củ nhưng vỏ thường là nơi chứa nhiều dưỡng chất. Chẳng hạn như vỏ dưa chuột chứa nhiều chất xơ, vỏ khoai tây cũng chứa nhiều chất xơ và còn có thêm đồng, sắt. Vỏ cà tím chứa chất chống oxy hóa nasunin. Vỏ cà rốt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy đối với cà rốt thì không nên gọt vỏ mà chỉ nên dùng bàn chải rửa rau để làm sạch.
Rửa rau không đúng cách: Nếu đang rửa rau kiểu cho vào rổ rồi xối qua vòi nước thì bạn không thể rửa sạch chất bẩn. Bạn nên cho rau vào chậu nước rồi khỏa nhẹ để đất rơi ra. Điều quan trọng nhất là nên vớt rau ra khỏi nước thay vì đổ nước đi để chất bẩn không rơi lại vào lá sạch. Đối với các loại củ thì nên dùng bàn chải để rửa.
Không biết cách gọt vỏ: Những loại khó gọt như gừng có thể dùng cạnh thìa để gọt, tỏi thì có nhiều cách để bóc vỏ, trong đó có cách dùng sống dao đập để vỏ tách ra. Các loại quả cứng như bí đỏ thì có thể cho vào lò vi sóng hoặc nhúng nước sôi trước cho mềm.
Dùng sai dao thớt: Ngoài việc nên có thới thái đồ sống và đồ chín riêng thì bạn nên chọn thớt cứng để không bị khía xẻ khi thái vì đây sẽ là nơi cư trú của vi khuẩn. Luôn luôn thái bằng dao thật sắc để rau củ không bị dập và làm hỏng các màng tế bào. Ngoài ra kéo cũng là một công cụ cắt thái rất hữu ích.(Nguồn ảnh: Mashed)