Từ xa xưa, người Raglai ở xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong đã biết săn loài nhện rừng đen sọc vàng để làm thức ăn trong những chuyến đi rừng thiếu thực phẩm.Nhện đen sọc vàng có 6 chân; thân màu đen có những sọc vàng dọc trên lưng và các đốm màu vàng dưới bụng. Con đực có pha chút màu phấn, nên các sọc vàng nhạt hơn, không nổi bật bằng con cái.Loài nhện này thường xuất hiện trong mùa mưa từ tháng 5 đến cuối tháng 7, đầu tháng 8. Những người sành nghề thường dùng một nhánh tre khô chặn phía trên lưới tơ ụp xuống để chặn bắt bằng tay không.Người bắt nhện chọn những con trưởng thành có kích cỡ to hơn ngón tay cái. Chúng thường giăng tơ qua những nhánh cây rừng vừa tầm với hoặc cao hơn đầu người một sải tay.Người dân bản địa xem nhện rừng là món đặc sản, bồi bổ sức khỏe cho người đi rừng. Vào rừng dài ngày nếu hết thực phẩm, thì đây là hàng cứu đói.Cách chế biến khá đơn giản. Nếu không mang theo xoong nồi thì xâu từng con lại trong xiên tre rồi nướng trên than củi. Còn không, thì rang nhện bằng nước mắm hoặc muối cho đậm đà. Nhện rừng ăn vào vừa bùi vừa béo, có chút tơ nhện rất đặc trưng.Tuy nhiên, không phải loại nào cũng ăn được. Chỉ có người đồng bào sống lâu năm ở đây mới phân biệt được nhện độc và không độc. Nếu ăn nhầm nhện độc có thể gây tử vong.Không riêng Bình Thuận, nhện chiên còn là món khoái khẩu của người dân Campuchia. Từ xưa, người Khơ-me-đỏ đã bắt đầu khoái khẩu món nhện và côn trùng vì họ luôn ở trong tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng. Dần dần, đây trở thành một món đặc sản được bán rất nhiều tại các khu chợ của Campuchia.Công thức làm món ăn này là nhện được trộn đều trong bột ngọt, đường, muối, tiêu, tỏi rồi chiên trong dầu cho đến khi vàng ngậy hoặc có thể tẩm bột trước khi thả vào chảo dầu nóng. Thịt nhện hoàn toàn không có mùi hôi và kinh dị như mọi người vẫn tưởng mà có hương vị đặt trưng, khá bùi, giòn tan gần giống thịt cua.Người Campuchia từ lâu đã săn bắt nhện để làm thức ăn và thuốc và trở thành nguồn thực phẩm quen thuộc từ những năm 1970. Ngày nay, loại nhện lớn này còn mang lại thu nhập cho nhiều nông dân ở Campuchia.Trong khu rừng nhiệt đới của tỉnh Kampong Thom, phía bắc thủ đô Phnom Penh, Campuchia, những người dân bản địa vẫn hàng ngày đi săn bắt nhện. Ảnh: Internet.
Từ xa xưa, người Raglai ở xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong đã biết săn loài nhện rừng đen sọc vàng để làm thức ăn trong những chuyến đi rừng thiếu thực phẩm.
Nhện đen sọc vàng có 6 chân; thân màu đen có những sọc vàng dọc trên lưng và các đốm màu vàng dưới bụng. Con đực có pha chút màu phấn, nên các sọc vàng nhạt hơn, không nổi bật bằng con cái.
Loài nhện này thường xuất hiện trong mùa mưa từ tháng 5 đến cuối tháng 7, đầu tháng 8. Những người sành nghề thường dùng một nhánh tre khô chặn phía trên lưới tơ ụp xuống để chặn bắt bằng tay không.
Người bắt nhện chọn những con trưởng thành có kích cỡ to hơn ngón tay cái. Chúng thường giăng tơ qua những nhánh cây rừng vừa tầm với hoặc cao hơn đầu người một sải tay.
Người dân bản địa xem nhện rừng là món đặc sản, bồi bổ sức khỏe cho người đi rừng. Vào rừng dài ngày nếu hết thực phẩm, thì đây là hàng cứu đói.
Cách chế biến khá đơn giản. Nếu không mang theo xoong nồi thì xâu từng con lại trong xiên tre rồi nướng trên than củi. Còn không, thì rang nhện bằng nước mắm hoặc muối cho đậm đà. Nhện rừng ăn vào vừa bùi vừa béo, có chút tơ nhện rất đặc trưng.
Tuy nhiên, không phải loại nào cũng ăn được. Chỉ có người đồng bào sống lâu năm ở đây mới phân biệt được nhện độc và không độc. Nếu ăn nhầm nhện độc có thể gây tử vong.
Không riêng Bình Thuận, nhện chiên còn là món khoái khẩu của người dân Campuchia. Từ xưa, người Khơ-me-đỏ đã bắt đầu khoái khẩu món nhện và côn trùng vì họ luôn ở trong tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng. Dần dần, đây trở thành một món đặc sản được bán rất nhiều tại các khu chợ của Campuchia.
Công thức làm món ăn này là nhện được trộn đều trong bột ngọt, đường, muối, tiêu, tỏi rồi chiên trong dầu cho đến khi vàng ngậy hoặc có thể tẩm bột trước khi thả vào chảo dầu nóng. Thịt nhện hoàn toàn không có mùi hôi và kinh dị như mọi người vẫn tưởng mà có hương vị đặt trưng, khá bùi, giòn tan gần giống thịt cua.
Người Campuchia từ lâu đã săn bắt nhện để làm thức ăn và thuốc và trở thành nguồn thực phẩm quen thuộc từ những năm 1970. Ngày nay, loại nhện lớn này còn mang lại thu nhập cho nhiều nông dân ở Campuchia.
Trong khu rừng nhiệt đới của tỉnh Kampong Thom, phía bắc thủ đô Phnom Penh, Campuchia, những người dân bản địa vẫn hàng ngày đi săn bắt nhện. Ảnh: Internet.