Đối với những đứa trẻ trong lớp học đặc biệt tại bệnh viện Ung bướu TPHCM, ngày nào chúng còn đến lớp học, ngày ấy đều là Tết Ðoàn viên. Hôm nay, trời đổ cơn mưa tầm tã, chỉ có 3 tình nguyện viên tham gia phụ các cô dạy học, vì vậy lớp học cũng không đông như mọi khi.Chị Trần Thị Minh Hiếu vừa tham gia công tác tình nguyện được 1 tháng. Khi được tham gia lớp học, giúp đỡ các con bị ung thư, chị cảm thấy thật hạnh phúc. chị cho biết, chỉ khi nào không còn ở TPHCM thì chị mới không đến với các con.Cô bé Nguyễn Ngọc Kim Trân đến từ An Giang vô cùng hiếu học, ngoan ngoãn và nghe lời. Trân kể: "Ba mẹ nói với con rằng khi nào hết bệnh con sẽ được về nhà".Nhiều đứa trẻ đầu đã trọc, hoặc tay vẫn cắm kim truyền nhưng rất hào hứng đến lớp học. Cứ ngồi viết được một lát, Ngọc Huyền lại nhìn lên ống truyền để kiểm tra.Đến lớp học, các con không chỉ được học chữ, học toán, mà còn được tham gia những trò chơi thú vị.Từ những dè dặt buổi ban đầu, những đứa trẻ "đầu trọc" trở nên tự tin hơn, kiên cường hơn.Niềm vui khi được nhận quà Trung thu. Ngày nào những đứa trẻ còn lên lớp, ngày ấy còn là Tết đoàn viên đối với chúng và gia đình.Sự vô tư...Ngọt ngào...Và cả những giây phút nghịch ngợm đều đáng yêu vô cùng.Cô Đinh Thị Kim Phấn, người đã gắn bó với lớp học từ lúc mới thành lập, đến nay cũng đã 10 năm. Thời gian đầu, cô Phấn cảm thấy khó khăn đến mức trầm cảm vì chứng kiến quá nhiều mất mát, đau thương, rồi cô đã ngày càng kiên cường, mong muốn cùng những đứa trẻ ung thư trải qua nhiều ngày vui vẻ nhất.Liệu rằng, có câu chuyện "Nghìn lẻ một đêm" nào cứu được những đứa trẻ ngây thơ ấy!Xem video "Mắc ung thư vì đồ ăn nhanh". Nguồn VTC14:
Đối với những đứa trẻ trong lớp học đặc biệt tại bệnh viện Ung bướu TPHCM, ngày nào chúng còn đến lớp học, ngày ấy đều là Tết Ðoàn viên. Hôm nay, trời đổ cơn mưa tầm tã, chỉ có 3 tình nguyện viên tham gia phụ các cô dạy học, vì vậy lớp học cũng không đông như mọi khi.
Chị Trần Thị Minh Hiếu vừa tham gia công tác tình nguyện được 1 tháng. Khi được tham gia lớp học, giúp đỡ các con bị ung thư, chị cảm thấy thật hạnh phúc. chị cho biết, chỉ khi nào không còn ở TPHCM thì chị mới không đến với các con.
Cô bé Nguyễn Ngọc Kim Trân đến từ An Giang vô cùng hiếu học, ngoan ngoãn và nghe lời. Trân kể: "Ba mẹ nói với con rằng khi nào hết bệnh con sẽ được về nhà".
Nhiều đứa trẻ đầu đã trọc, hoặc tay vẫn cắm kim truyền nhưng rất hào hứng đến lớp học. Cứ ngồi viết được một lát, Ngọc Huyền lại nhìn lên ống truyền để kiểm tra.
Đến lớp học, các con không chỉ được học chữ, học toán, mà còn được tham gia những trò chơi thú vị.
Từ những dè dặt buổi ban đầu, những đứa trẻ "đầu trọc" trở nên tự tin hơn, kiên cường hơn.
Niềm vui khi được nhận quà Trung thu. Ngày nào những đứa trẻ còn lên lớp, ngày ấy còn là Tết đoàn viên đối với chúng và gia đình.
Sự vô tư...
Ngọt ngào...
Và cả những giây phút nghịch ngợm đều đáng yêu vô cùng.
Cô Đinh Thị Kim Phấn, người đã gắn bó với lớp học từ lúc mới thành lập, đến nay cũng đã 10 năm. Thời gian đầu, cô Phấn cảm thấy khó khăn đến mức trầm cảm vì chứng kiến quá nhiều mất mát, đau thương, rồi cô đã ngày càng kiên cường, mong muốn cùng những đứa trẻ ung thư trải qua nhiều ngày vui vẻ nhất.
Liệu rằng, có câu chuyện "Nghìn lẻ một đêm" nào cứu được những đứa trẻ ngây thơ ấy!
Xem video "Mắc ung thư vì đồ ăn nhanh". Nguồn VTC14: