Một số người thường xuyên dùng tăm bông để làm sạch tai, lấy ráy tai hoặc nước đọng. Tuy nhiên, các bác sĩ nhắc nhở rằng, lấy ráy tai thường xuyên không hề tốt như mọi người vẫn nghĩ. Ráy tai tốt hơn hết nên được đào thải ra ngoài theo cách tự nhiên. (Ảnh minh họa)Hơn nữa, có tới 3 tác dụng của ráy tai rất quý, có thể giúp bảo vệ tai, vì thế bạn đừng kỳ thị, ghét bỏ chúng.Mới đây, bác sĩ Nhan Tuấn Vũ - chuyên khoa nhiễm trùng nhi người Trung Quốc đã có những chia sẻ rất đáng chú ý về ráy tai. Theo bác sĩ Nhan, ráy tai thực chất là sự tiết ra của tuyến bã nhờn và tuyến cerumen, trộn với các tế bào biểu mô bị bong tróc.Ráy tai có cần làm sạch định kỳ không? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm. Theo bác sĩ Nhan, thực tế ráy tai không cần phải làm sạch. Ráy tai sẽ được chuyển hóa dọc theo các tế bào biểu bì của ống tai và nó sẽ được đào thải ra ngoài một cách tự nhiên khi con người há miệng và nhai.Ngoài ra, bác sĩ Nhan cũng chỉ ra, ráy tai có 3 chức năng kỳ diệu, giúp bảo vệ tai rất mạnh mẽ. Cụ thể, ráy tai là một chất nhờn có tính axit yếu, có chứa các enzym, thứ nhất có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, thứ hai có thể xua đuổi côn trùng.Thứ ba, chất nhờn của ráy tai có thể tạo thành chất chống thấm nước chẳng khác nào lớp bảo vệ và ngăn cản vật lạ xâm nhập vào màng nhĩ.Ráy tai có thể được chia thành ráy tai khô và ráy tai ướt. Nếu mọi người thấy tai khó chịu, cảm thấy bức bí âm ỉ giống như có dị vật mắc kẹt trong tai hay bị ù tai, suy giảm thính lực, đau hoặc nghi ngờ viêm tai giữa thì cần phải đến bệnh viện, nhờ bác sĩ thăm khám và làm sạch. Nếu tai ngoài bị viêm, cũng có thể yêu cầu bác sĩ lấy ráy tai luôn.Bác sĩ Nhan nhấn mạnh "lấy ráy tai thường xuyên có thể gây viêm tai giữa". Theo bác sĩ, ráy tai vốn không liên quan gì đến bệnh viêm tai giữa nhưng nếu thường xuyên sử dụng tăm bông để làm sạch ống thính giác thì có thể tăng khả năng nhiễm trùng, gây viêm ống thính giác bên ngoài.Nếu muốn lấy ráy tai, đặc biệt là lấy ráy tai cho trẻ con, bạn có thể xem mức độ hợp tác của trẻ. Khi tự lấy ráy tai, bạn nên tránh làm sạch quá sâu ống thính giác, không nên dùng lực quá mạnh sẽ làm vỡ ống tai. Chú ý vùng xung quanh để tránh làm tổn thương khu vực bên trong tai.Đặc biệt lưu ý, thuốc làm mềm ráy tai có thể làm mềm ráy tai quá cứng, thường cải thiện sau một tuần sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân có lỗ thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng không nên sử dụng loại thuốc này. Mời quý độc giả xem thêm video: Rạch chích mủ màng nhĩ chữa viêm tai giữa. Nguồn video: Vinmec.
Một số người thường xuyên dùng tăm bông để làm sạch tai, lấy ráy tai hoặc nước đọng. Tuy nhiên, các bác sĩ nhắc nhở rằng, lấy ráy tai thường xuyên không hề tốt như mọi người vẫn nghĩ. Ráy tai tốt hơn hết nên được đào thải ra ngoài theo cách tự nhiên. (Ảnh minh họa)
Hơn nữa, có tới 3 tác dụng của ráy tai rất quý, có thể giúp bảo vệ tai, vì thế bạn đừng kỳ thị, ghét bỏ chúng.
Mới đây, bác sĩ Nhan Tuấn Vũ - chuyên khoa nhiễm trùng nhi người Trung Quốc đã có những chia sẻ rất đáng chú ý về ráy tai. Theo bác sĩ Nhan, ráy tai thực chất là sự tiết ra của tuyến bã nhờn và tuyến cerumen, trộn với các tế bào biểu mô bị bong tróc.
Ráy tai có cần làm sạch định kỳ không? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm. Theo bác sĩ Nhan, thực tế ráy tai không cần phải làm sạch. Ráy tai sẽ được chuyển hóa dọc theo các tế bào biểu bì của ống tai và nó sẽ được đào thải ra ngoài một cách tự nhiên khi con người há miệng và nhai.
Ngoài ra, bác sĩ Nhan cũng chỉ ra, ráy tai có 3 chức năng kỳ diệu, giúp bảo vệ tai rất mạnh mẽ. Cụ thể, ráy tai là một chất nhờn có tính axit yếu, có chứa các enzym, thứ nhất có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, thứ hai có thể xua đuổi côn trùng.
Thứ ba, chất nhờn của ráy tai có thể tạo thành chất chống thấm nước chẳng khác nào lớp bảo vệ và ngăn cản vật lạ xâm nhập vào màng nhĩ.
Ráy tai có thể được chia thành ráy tai khô và ráy tai ướt. Nếu mọi người thấy tai khó chịu, cảm thấy bức bí âm ỉ giống như có dị vật mắc kẹt trong tai hay bị ù tai, suy giảm thính lực, đau hoặc nghi ngờ viêm tai giữa thì cần phải đến bệnh viện, nhờ bác sĩ thăm khám và làm sạch. Nếu tai ngoài bị viêm, cũng có thể yêu cầu bác sĩ lấy ráy tai luôn.
Bác sĩ Nhan nhấn mạnh "lấy ráy tai thường xuyên có thể gây viêm tai giữa". Theo bác sĩ, ráy tai vốn không liên quan gì đến bệnh viêm tai giữa nhưng nếu thường xuyên sử dụng tăm bông để làm sạch ống thính giác thì có thể tăng khả năng nhiễm trùng, gây viêm ống thính giác bên ngoài.
Nếu muốn lấy ráy tai, đặc biệt là lấy ráy tai cho trẻ con, bạn có thể xem mức độ hợp tác của trẻ. Khi tự lấy ráy tai, bạn nên tránh làm sạch quá sâu ống thính giác, không nên dùng lực quá mạnh sẽ làm vỡ ống tai. Chú ý vùng xung quanh để tránh làm tổn thương khu vực bên trong tai.
Đặc biệt lưu ý, thuốc làm mềm ráy tai có thể làm mềm ráy tai quá cứng, thường cải thiện sau một tuần sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân có lỗ thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng không nên sử dụng loại thuốc này.
Mời quý độc giả xem thêm video: Rạch chích mủ màng nhĩ chữa viêm tai giữa. Nguồn video: Vinmec.