Bộ Y tế mới đây chính thức xác nhận hai ca nhiễm virus Zika ăn não người đầu tiên tại Việt Nam. Virus Zika được truyền chủ yếu thông qua vật trung gian là muỗi Aedes. Trong khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, muỗi có rất nhiều điều kiện để phát triển. Vì vậy, để phòng chống nguy cơ mắc Zika do muỗi truyền, người dân phải tích cực phòng chống muỗi bằng những cách sau: Hãy mắc màn để phòng trừ muỗi cắn khi đi ngủ. Đối với trẻ em thì nên chụp màn cả khi bé ngủ lẫn khi bé nằm chơi nếu gia đình ở trong khu vực dịch bệnh hoặc nhiều bụi rậm, vườn tược.Bạn có thể sử dụng kem chống muỗi cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, kem chống muỗi chỉ có tác dụng trong vài tiếng đồng hồ nên hãy nhớ bôi lại thường xuyên.Những loại cây có mùi hương như sả, húng quế cũng có tác dụng chống muỗi. Hãy trồng những loại cây này xung quanh nhà để bảo vệ gia đình bạn khỏi nguy cơ bị muỗi cắn. Bạn có thể đốt vài nhánh hương thảo để đuổi muỗi ra khỏi nhà.Các loại đèn chống muỗi sẽ có tác dụng hạn chế sự quy tụ của muỗi khi phát sáng. Đóng tất cả các cửa chính để ngăn chặn muỗi bay vào nhà.Pha hỗn hợp dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm với nước cốt chanh rồi bôi lên người để chống muỗi.Hương muỗi, thuốc xịt muỗi hay bẫy muỗi… cũng là những cách chống muỗi mà bạn nên sử dụng. Tuy nhiên, hãy nhớ để những vật này xa tầm tay trẻ em.Sau khi pha cà phê đừng vội vứt bã đi. Hãy đổ bã cà phê vào nơi có nước đọng quanh nhà. Bã cà phê giúp cho trứng muỗi nổi lên mặt nước và bị hỏng trước khi kịp nở ra muỗi con. Bạn cũng có thể tự chế nước xịt muỗi bằng cách đun tỏi giã dập với nước rồi cho vào bình xịt, xịt quanh nhà.
Bộ Y tế mới đây chính thức xác nhận hai ca nhiễm virus Zika ăn não người đầu tiên tại Việt Nam. Virus Zika được truyền chủ yếu thông qua vật trung gian là muỗi Aedes. Trong khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, muỗi có rất nhiều điều kiện để phát triển. Vì vậy, để phòng chống nguy cơ mắc Zika do muỗi truyền, người dân phải tích cực phòng chống muỗi bằng những cách sau:
Hãy mắc màn để phòng trừ muỗi cắn khi đi ngủ. Đối với trẻ em thì nên chụp màn cả khi bé ngủ lẫn khi bé nằm chơi nếu gia đình ở trong khu vực dịch bệnh hoặc nhiều bụi rậm, vườn tược.
Bạn có thể sử dụng kem chống muỗi cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, kem chống muỗi chỉ có tác dụng trong vài tiếng đồng hồ nên hãy nhớ bôi lại thường xuyên.
Những loại cây có mùi hương như sả, húng quế cũng có tác dụng chống muỗi. Hãy trồng những loại cây này xung quanh nhà để bảo vệ gia đình bạn khỏi nguy cơ bị muỗi cắn.
Bạn có thể đốt vài nhánh hương thảo để đuổi muỗi ra khỏi nhà.
Các loại đèn chống muỗi sẽ có tác dụng hạn chế sự quy tụ của muỗi khi phát sáng.
Đóng tất cả các cửa chính để ngăn chặn muỗi bay vào nhà.
Pha hỗn hợp dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm với nước cốt chanh rồi bôi lên người để chống muỗi.
Hương muỗi, thuốc xịt muỗi hay bẫy muỗi… cũng là những cách chống muỗi mà bạn nên sử dụng. Tuy nhiên, hãy nhớ để những vật này xa tầm tay trẻ em.
Sau khi pha cà phê đừng vội vứt bã đi. Hãy đổ bã cà phê vào nơi có nước đọng quanh nhà. Bã cà phê giúp cho trứng muỗi nổi lên mặt nước và bị hỏng trước khi kịp nở ra muỗi con.
Bạn cũng có thể tự chế nước xịt muỗi bằng cách đun tỏi giã dập với nước rồi cho vào bình xịt, xịt quanh nhà.