Trong một chiếc taxi ở UAE, người tài xế - một người đàn ông Bangladesh nhiệt tình - đã cho tôi xem một vài bức ảnh cưới trên điện thoại di động. Cô dâu chính là cô con gái 13 tuổi của ông. Khi tôi nói rằng tôi 28 tuổi và đang độc thân, ông ấy còn chẳng buồn che giấu sự ngạc nhiên của mình. "Chẳng phải ở độ tuổi của cô mà chưa lập gia đình ở Trung Quốc thì có lẽ cô đã già rồi đấy. Nhanh lên! Hãy tìm một người đàn ông và lập gia đình đi!".
Ông ấy nói đúng, tôi đã là thành viên chính thức của "Hội chị em phụ nữ hàng hiếm" ở Trung Quốc. Nhưng tôi sẽ không nghe theo lời khuyên của người tài xế taxi đó, bởi lẽ chỉ những cô gái trong thời đại phong kiến mới dùng danh xưng "nội trợ" để định đạc sự thành công của mình mà thôi. Bây giờ, chúng ta có quyền được chọn có nên kết hôn hay không. Lập gia đình không còn là sự lựa chọn duy nhất của người phụ nữ hiện đại.
|
Theo Baidu Baike, "gái ế", đã trở thành một trong 171 thuật ngữ mới của đất nước này. |
Theo Baidu Baike, “gái ế”, đã trở thành một trong 171 thuật ngữ mới của đất nước này. Những thuật ngữ này còn được đưa vào Thống kê Báo cáo Ngôn ngữ Tình huống (2006), được Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố năm 2007. Từ này được dùng để chỉ những người phụ nữ có trình độ học vấn và thu nhập cao nhưng vẫn còn độc thân ở ngưỡng tuổi 27 - vượt quá độ tuổi kết hôn được xã hội công nhận.
Tuy vậy, trong số những người sinh vào những năm 1980, tỉ lệ đàn ông và phụ nữ đáp ứng được yêu cầu tuổi tác của "gái ế" là 136:100. Vì vậy có thể nói rằng, đàn ông mới đúng là “hàng thừa”, chứ không phải phụ nữ.
|
Bản đồ "gái ế" trên các tỉnh thuộc Trung Quốc. |
Điều này rất dễ thấy ở Trung Quốc, nơi phụ nữ bình đẳng với đàn ông về quyền giáo dục nhờ phong trào bình đẳng giới tính. Kể từ năm 2006, số lượng nữ sinh đăng kí học đại học đã vượt qua số lượng nam sinh, mặc dù số lượng nam giới lớn hơn nữ giới. Trong khi đó, tỉ lệ việc làm/dân số của phụ nữ ở Trung Quốc là 73%. Điều đó có nghĩa là, xét về khía cạnh kinh tế, khoảng cách giữa nam giới và nữ giới là nhỏ nhất trên thế giới.
Hiện tại, ở Trung Quốc có khoảng 200 triệu người độc thân, trong đó nam giới nhiều hơn phụ nữ 33,66 triệu người. Vì vậy, nhiều người đàn ông phải chịu cảnh “ế chỏng ế chơ” vì lí do này. Một phân tích về địa lý đã cho thấy rằng ở “đàn ông ế” ở khu vực nông thôn nhiều hơn “phụ nữ ế” ở khu vực thành thị.
Tuy nhiên, nếu chỉ tính ở các thành phố lớn, thì “phụ nữ ế” chiếm đa số. Một thành phố càng phát triển thì càng tỉ lệ thuận với số lượng phụ nữ chưa lập gia đình. Điển hình như ở Thượng Hải, số lượng nam giới chưa lập gia đình chỉ bằng một phần tư phụ nữ chưa kết hôn, phần lớn ở độ tuổi từ 30 đến 35 tuổi.
Về vấn đề này, tôi tin rằng "gái ế" với trình độ học vấn và thu nhập cao vẫn có thể độc lập, tự tin và tự do. Họ có kiến thức toàn diện, sự nghiệp thành công và địa vị xã hội tuyệt vời. Nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Tiền Chung Thư từng ví hôn nhân như “một pháo đài bị bao vây, người ở ngoài muốn đi vào, kẻ bên trong muốn chui ra.”
Năm 2017, tỉ lệ ly hôn ở thành phố Tier1 và Tier2 của Trung Quốc đã tăng vọt 30%. Vì lẽ đó, độc thân không phải là một lựa chọn tiêu cực. Chúng ta nên khuyến khích phụ nữ nâng cao nhận thức bản thân hơn là lập gia đình trong mù quáng để họ có thể định hình khái niệm hạnh phúc của bản thân và sống theo cách họ mong muốn. Chúng ta học tập chăm chỉ và làm việc vất vả để được quyền sống hạnh phúc.