Mới đây, vụ việc một bà mẹ trẻ trầm cảm sau sinh chính tay sát hại đứa con khi mới được hơn tháng tuổi của mình ở Thạch Thất, Hà Nội đã gây chấn động dư luận. Nhiều người trách cứ lên án, nhưng cũng không ít người cảm thương dành cho người mẹ trẻ này. Ảnh: Afamily.Hiện chưa có kết luận của các cơ quan có chuyên môn về nguyên nhân khiến người mẹ hành động như vậy, nhưng nhiều người cho rằng bà mẹ này đã bị mắc chứng trầm cảm sau sinh. Ảnh: MD.Theo các chuyên gia y khoa và tâm lý, bệnh trầm cảm sau sinh là một bệnh lý khó lường và cực kỳ nguy hiểm. Bệnh này không chỉ khó nhận biết mà người mắc bệnh còn có thể làm ra những hành vi không kiểm soát gây tổn thương bản thân, người xung quanh mình, thậm chí cả con đẻ của mình. Ảnh: Boldsky.Những phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nhẹ thường hay khóc lóc, ủ rủ, bi thương, mất ngủ hoặc rơi vào trạng thái trầm lặng, sợ ánh sáng, sợ người khác ... Ảnh: Afamily.Những người bị trầm cảm nặng bắt đầu có những hành vi nguy hiểm gây tổn thương bản thân, tổn thương chồng, tổn thương con của mình. Ảnh: Heathplus.Hành vi nguy hiểm thường gặp nhất đó là việc tự làm tổn thương chính mình. Họ thường làm đau mình bằng cách tự cấu hoặc dùng những vật sắc nhọn như kim, dao kéo tự đâm mình chảy máu làm tổn thương chính mình. Ảnh: Vitalk.Một số người khác thì có những ảo giác, suy nghĩ hoang tưởng rằng con mình có nguy cơ bị bắt cóc, có người làm hại con mình và họ sẽ chỉ ôm khư khư giữ con mà không cho bất kỳ ai kể cả chồng, bố mẹ đẻ... tiếp xúc với con của mình. Ảnh: Vitalk.Theo thống kê thì có tới 41.2% những người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ và hành vi tự tử. Ảnh: Chuathangnghiem.Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên luôn tìm cách trả thù hay đối phó với người khác trong đó có người thân của mình. Có những người mẹ lại nảy sinh những hành vi gây tổn hại đến con mình thậm chí là giết con như trường hợp bà mẹ trẻ ở Thạch Thất. Ảnh: Dear.Đáng tiếc hiện rất nhiều gia đình chưa hiểu rõ về căn bệnh này và thường bỏ qua các dấu hiệu của bệnh từ người thân mình. Thậm chí, nhiều gia đình còn vô tình tăng thêm áp lực cho sản phụ với những trách cứ phàn nàn về việc ăn uống, nghỉ ngơi, hay không biết cách chăm sóc con...Những lời nói và hành động này vô tình lại là tác nhân "tiếp tay" cho chứng trầm cảm của sản phụ thêm nặng hơn và rất có thể dẫn đến những hành động đáng tiếc không ai mong muốn. Ảnh: PLO.
Mới đây, vụ việc một bà mẹ trẻ trầm cảm sau sinh chính tay sát hại đứa con khi mới được hơn tháng tuổi của mình ở Thạch Thất, Hà Nội đã gây chấn động dư luận. Nhiều người trách cứ lên án, nhưng cũng không ít người cảm thương dành cho người mẹ trẻ này. Ảnh: Afamily.
Hiện chưa có kết luận của các cơ quan có chuyên môn về nguyên nhân khiến người mẹ hành động như vậy, nhưng nhiều người cho rằng bà mẹ này đã bị mắc chứng trầm cảm sau sinh. Ảnh: MD.
Theo các chuyên gia y khoa và tâm lý, bệnh trầm cảm sau sinh là một bệnh lý khó lường và cực kỳ nguy hiểm. Bệnh này không chỉ khó nhận biết mà người mắc bệnh còn có thể làm ra những hành vi không kiểm soát gây tổn thương bản thân, người xung quanh mình, thậm chí cả con đẻ của mình. Ảnh: Boldsky.
Những phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nhẹ thường hay khóc lóc, ủ rủ, bi thương, mất ngủ hoặc rơi vào trạng thái trầm lặng, sợ ánh sáng, sợ người khác ... Ảnh: Afamily.
Những người bị trầm cảm nặng bắt đầu có những hành vi nguy hiểm gây tổn thương bản thân, tổn thương chồng, tổn thương con của mình. Ảnh: Heathplus.
Hành vi nguy hiểm thường gặp nhất đó là việc tự làm tổn thương chính mình. Họ thường làm đau mình bằng cách tự cấu hoặc dùng những vật sắc nhọn như kim, dao kéo tự đâm mình chảy máu làm tổn thương chính mình. Ảnh: Vitalk.
Một số người khác thì có những ảo giác, suy nghĩ hoang tưởng rằng con mình có nguy cơ bị bắt cóc, có người làm hại con mình và họ sẽ chỉ ôm khư khư giữ con mà không cho bất kỳ ai kể cả chồng, bố mẹ đẻ... tiếp xúc với con của mình. Ảnh: Vitalk.
Theo thống kê thì có tới 41.2% những người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ và hành vi tự tử. Ảnh: Chuathangnghiem.
Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên luôn tìm cách trả thù hay đối phó với người khác trong đó có người thân của mình. Có những người mẹ lại nảy sinh những hành vi gây tổn hại đến con mình thậm chí là giết con như trường hợp bà mẹ trẻ ở Thạch Thất. Ảnh: Dear.
Đáng tiếc hiện rất nhiều gia đình chưa hiểu rõ về căn bệnh này và thường bỏ qua các dấu hiệu của bệnh từ người thân mình. Thậm chí, nhiều gia đình còn vô tình tăng thêm áp lực cho sản phụ với những trách cứ phàn nàn về việc ăn uống, nghỉ ngơi, hay không biết cách chăm sóc con...
Những lời nói và hành động này vô tình lại là tác nhân "tiếp tay" cho chứng trầm cảm của sản phụ thêm nặng hơn và rất có thể dẫn đến những hành động đáng tiếc không ai mong muốn. Ảnh: PLO.