Phạt trẻ như thế nào để có thể sửa chữa được những hành vi của trẻ luôn là chủ đề được tranh luận sôi nổi. Mỗi gia đình đều có đưa ra những hình thức phạt trẻ khác nhau, từ tước bỏ những ưu tiên và những đồ dùng của trẻ đến phạt trẻ phải ở riêng một chỗ. (Ảnh: Popsugar) Tuy nhiên, nhiều gia đình quá lạm dụng việc phạt trẻ, lỗi lớn phạt, lỗi nhỏ cũng phạt, dẫn đến phản tác dụng. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy như bị tống vào tù và gần như không có cơ hội để giải thích. (Ảnh: Popsugar) Mỗi trẻ sẽ phản ứng khác nhau khi bị phạt: đấm, đá, cấu, khóc lóc, tức giận… và càng bị phạt thì trẻ càng không thay đổi hành vi. Chuyên gia tâm lý cho rằng phạt trẻ con bằng hình thức cô lập, gây sợ hãi… sẽ không thể nuôi dạy trẻ thành một người biết thông cảm, giàu lòng trắc ẩn và có lòng tin. (Ảnh: Yahoo) Để trẻ học cách thay đổi được hành vi của mình, là bố mẹ, cần phải nghiêm túc nhìn nhận sự thật rằng mình đang thể hiện điều gì. Nếu bố mẹ quát mắng rồi phạt trẻ một góc, trẻ sẽ phản ứng lại thay vì nghe lời. Việc đe dọa trẻ em cũng vô ích vì trẻ sẽ học được cách chịu đựng mọi lời đe dọa và tiếp tục những hành vi sai trái của mình. Tiếp tục để trẻ khóc hoặc tức giận sẽ khiến trẻ có cảm giác không an toàn và không được lắng nghe, vì vậy trẻ sẽ tiếp tục khóc lóc, tức giận. (Ảnh: mcgill) Rất nhiều cha mẹ nhận ra phạt con không có tác dụng gì nhưng không thể làm gì khác. Thực tế đã chứng minh để trẻ thay đổi được hành vi của mình, cha mẹ cần đặt ra ranh giới, để trẻ hiểu nên và không nên làm gì. Có 2 phương pháp đặt ranh giới như sau: (Ảnh: Slate)Phương pháp sửa đổi: Trẻ nhỏ học tốt nhất khi thấy sự tương quan giữa sai lầm và sửa chữa sai lầm. Chúng thấy mình phải chịu trách nhiệm với hành vi mình đã gây ra và cần phải sửa đổi, kể cả khi chúng không muốn. Việc tước bỏ các quyền lợi hoặc các đồ vật thuộc về trẻ chỉ khiến trẻ hứa xuông để có lại được thứ mình muốn mà không hiểu được chuyện gì đã xảy ra. Do vậy, cần dạy trẻ học hỏi được từ sai lầm của mình. (Ảnh: drprem) Phương pháp thứ 2 là dành thời gian cho trẻ thay vì để trẻ bị cô lập một mình một góc hoặc trong phòng riêng. Lúc này chỉ cần để trẻ ngồi trong phòng cho đến khi bình tâm lại, yêu cầu trẻ nghĩ hoặc viết ra giấy về những điều đã xảy ra, lẽ ra trẻ nên làm gì, làm thế nào để sửa chữa sai lầm. Khi trẻ đã xong, hãy đi vào và nói chuyện với trẻ. Nếu không đồng ý với cách sửa chữa sai lầm của trẻ, hãy giải thích rằng những cách đó không tốt ở chỗ nào, ảnh hưởng đến người khác ra sao, rồi yêu cầu trẻ sửa chữa theo cách khác. Khi giao tiếp cần thân mật với trẻ như ôm, ngồi cạnh. (Ảnh: Wikihow)
Phạt trẻ như thế nào để có thể sửa chữa được những hành vi của trẻ luôn là chủ đề được tranh luận sôi nổi. Mỗi gia đình đều có đưa ra những hình thức phạt trẻ khác nhau, từ tước bỏ những ưu tiên và những đồ dùng của trẻ đến phạt trẻ phải ở riêng một chỗ. (Ảnh: Popsugar)
Tuy nhiên, nhiều gia đình quá lạm dụng việc phạt trẻ, lỗi lớn phạt, lỗi nhỏ cũng phạt, dẫn đến phản tác dụng. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy như bị tống vào tù và gần như không có cơ hội để giải thích. (Ảnh: Popsugar)
Mỗi trẻ sẽ phản ứng khác nhau khi bị phạt: đấm, đá, cấu, khóc lóc, tức giận… và càng bị phạt thì trẻ càng không thay đổi hành vi. Chuyên gia tâm lý cho rằng phạt trẻ con bằng hình thức cô lập, gây sợ hãi… sẽ không thể nuôi dạy trẻ thành một người biết thông cảm, giàu lòng trắc ẩn và có lòng tin. (Ảnh: Yahoo)
Để trẻ học cách thay đổi được hành vi của mình, là bố mẹ, cần phải nghiêm túc nhìn nhận sự thật rằng mình đang thể hiện điều gì. Nếu bố mẹ quát mắng rồi phạt trẻ một góc, trẻ sẽ phản ứng lại thay vì nghe lời. Việc đe dọa trẻ em cũng vô ích vì trẻ sẽ học được cách chịu đựng mọi lời đe dọa và tiếp tục những hành vi sai trái của mình. Tiếp tục để trẻ khóc hoặc tức giận sẽ khiến trẻ có cảm giác không an toàn và không được lắng nghe, vì vậy trẻ sẽ tiếp tục khóc lóc, tức giận. (Ảnh: mcgill)
Rất nhiều cha mẹ nhận ra phạt con không có tác dụng gì nhưng không thể làm gì khác. Thực tế đã chứng minh để trẻ thay đổi được hành vi của mình, cha mẹ cần đặt ra ranh giới, để trẻ hiểu nên và không nên làm gì. Có 2 phương pháp đặt ranh giới như sau: (Ảnh: Slate)
Phương pháp sửa đổi: Trẻ nhỏ học tốt nhất khi thấy sự tương quan giữa sai lầm và sửa chữa sai lầm. Chúng thấy mình phải chịu trách nhiệm với hành vi mình đã gây ra và cần phải sửa đổi, kể cả khi chúng không muốn. Việc tước bỏ các quyền lợi hoặc các đồ vật thuộc về trẻ chỉ khiến trẻ hứa xuông để có lại được thứ mình muốn mà không hiểu được chuyện gì đã xảy ra. Do vậy, cần dạy trẻ học hỏi được từ sai lầm của mình. (Ảnh: drprem)
Phương pháp thứ 2 là dành thời gian cho trẻ thay vì để trẻ bị cô lập một mình một góc hoặc trong phòng riêng. Lúc này chỉ cần để trẻ ngồi trong phòng cho đến khi bình tâm lại, yêu cầu trẻ nghĩ hoặc viết ra giấy về những điều đã xảy ra, lẽ ra trẻ nên làm gì, làm thế nào để sửa chữa sai lầm. Khi trẻ đã xong, hãy đi vào và nói chuyện với trẻ. Nếu không đồng ý với cách sửa chữa sai lầm của trẻ, hãy giải thích rằng những cách đó không tốt ở chỗ nào, ảnh hưởng đến người khác ra sao, rồi yêu cầu trẻ sửa chữa theo cách khác. Khi giao tiếp cần thân mật với trẻ như ôm, ngồi cạnh. (Ảnh: Wikihow)