Thực phẩm bẩn là nỗi lo của người tiêu dùng, nhất là trong mùa Trung thu như năm nay. Mới đây, chiều 16/9, cơ sở sản xuất bánh trung thu Bảo Phương nổi tiếng ở Hà Nội bị đình chỉ vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Theo kiểm tra của Cục An toàn thực phẩm, cơ sở bánh trung thu Bảo Phương có quy mô sản xuất tương đối lớn nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, không có giấy đăng ký kinh doanh.Nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu Bảo Phương chủ đạo là mỡ lợn, trứng gà có số lượng lớn không chứng minh được nguồn gốc; điều kiện vệ sinh của cơ sở không đảm bảo, nền nhà, trần bong tróc, dụng cụ sản xuất chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên liệu làm bánh không có nơi bảo quản riêng và không đạt yêu cầu... Ngoài ra, cơ sở này còn nhiều sai phạm khác trong quá trình sản xuất bánh trung thu bị phát hiện.Phát hiện, đình chỉ cơ sở phù phép phổi lợn thối thành thịt bò khô. Vụ việc này xảy ra tháng 8/2014. Khi đó, cơ quan chức năng ập vào điểm sản xuất thực phẩm tại ngôi nhà không số, thuộc tổ 19, ấp 4, xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh). Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện cơ sở này đang “phù phép” phổi heo thối thành khô bò.Tại đây, khi đoàn kiểm tra phát hiện phổi heo luộc, phổi heo còn sống để đầy nền sàn, đầy ruồi nhặng bu bám. Phổi heo sơ chế được thái nhỏ làm giả khô bò để trực tiếp trên nền sàn, ruồi bu bám và chó, gà chạy qua lại.Theo chủ cơ này họ thu mua phổi heo về chế biến thành khô bò đen, bỏ mối cho các cửa hàng dùng để bán bánh tráng trộn cho học sinh ăn.Nhiều cơ sở sản xuất mỡ bẩn, mỡ thối liên tục bị phát hiện. Các vụ việc này xảy ra vào tháng 8 và 9/2014 tại Hà Nội. Theo đó, cơ quan công an đã đột kích cơ sở chế biến mỡ bẩn ở ngõ 207, phố Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội. Cơ sở chế biến mỡ ngập ngụa màu đen, cáu bẩn vì than và mỡ, những dụng cụ vứt lăn lóc trên sàn bẩn.Sáng 9/9/2014, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường PC49, Công an TP. Hà Nội phát hiện cơ sở sản xuất mỡ bẩn lớn.Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 1 tấn mỡ nước cùng hàng trăm ký mỡ, bì lợn sống bám đầy ruồi, nhặng, vứt ngổn ngang trên nền gạch chờ chế biến; công cụ chế biến hết sức thô sơ và mất vệ sinh. Số mỡ bẩn này sau khi chế biến sẽ bán lại cho các cửa hàng ăn ở khắp nơi.Biến thịt bẩn thành đặc sản thú rừng: Cơ sở sản xuất phù phép thịt bẩn thành đặc sản và thịt thú rừng này ở TP HCM. Cơ quan công an phát hiện ra cơ sở đầu độc người tiêu dùng này vào tháng 7/2014.Sau khi tiến hành xét nghiệm mẫu thực phẩm, kết quả xét nghiệm các mẫu thịt "đặc sản" đà điểu, nhím, nai, heo thu giữ tại địa chỉ C5, tổ 199, ấp 4A, xã Bình Hưng đều nhiễm vi sinh nặng. Nếu ăn phải các loại thịt này sẽ rất nguy hại cho sức khỏe dễ bị ngộ độc, tiêu chảy, trường hợp nặng có thể tử vong.Liên tiếp phát hiện lợn sữa thối lưu hành ngoài thị trường. Loại lợn sữa thối này bị bắt liên tiếp vào tháng 6, 7/2013.Trong khoảng thời gian đó có 4 vụ thịt heo sữa với nhiều tấn lợn sữa thối được di chuyển trên các xe tải tuồn vào TP HCM bị phát hiện.Kết quả xét nghiệm 5 mẫu heo sữa trên thì có 4 mẫu nhiễm vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây tiêu chảy ở người).
Thực phẩm bẩn là nỗi lo của người tiêu dùng, nhất là trong mùa Trung thu như năm nay. Mới đây, chiều 16/9, cơ sở sản xuất bánh trung thu Bảo Phương nổi tiếng ở Hà Nội bị đình chỉ vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo kiểm tra của Cục An toàn thực phẩm, cơ sở bánh trung thu Bảo Phương có quy mô sản xuất tương đối lớn nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, không có giấy đăng ký kinh doanh.
Nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu Bảo Phương chủ đạo là mỡ lợn, trứng gà có số lượng lớn không chứng minh được nguồn gốc; điều kiện vệ sinh của cơ sở không đảm bảo, nền nhà, trần bong tróc, dụng cụ sản xuất chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên liệu làm bánh không có nơi bảo quản riêng và không đạt yêu cầu... Ngoài ra, cơ sở này còn nhiều sai phạm khác trong quá trình sản xuất bánh trung thu bị phát hiện.
Phát hiện, đình chỉ cơ sở phù phép phổi lợn thối thành thịt bò khô. Vụ việc này xảy ra tháng 8/2014. Khi đó, cơ quan chức năng ập vào điểm sản xuất thực phẩm tại ngôi nhà không số, thuộc tổ 19, ấp 4, xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh). Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện cơ sở này đang “phù phép” phổi heo thối thành khô bò.
Tại đây, khi đoàn kiểm tra phát hiện phổi heo luộc, phổi heo còn sống để đầy nền sàn, đầy ruồi nhặng bu bám. Phổi heo sơ chế được thái nhỏ làm giả khô bò để trực tiếp trên nền sàn, ruồi bu bám và chó, gà chạy qua lại.
Theo chủ cơ này họ thu mua phổi heo về chế biến thành khô bò đen, bỏ mối cho các cửa hàng dùng để bán bánh tráng trộn cho học sinh ăn.
Nhiều cơ sở sản xuất mỡ bẩn, mỡ thối liên tục bị phát hiện. Các vụ việc này xảy ra vào tháng 8 và 9/2014 tại Hà Nội. Theo đó, cơ quan công an đã đột kích cơ sở chế biến mỡ bẩn ở ngõ 207, phố Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội. Cơ sở chế biến mỡ ngập ngụa màu đen, cáu bẩn vì than và mỡ, những dụng cụ vứt lăn lóc trên sàn bẩn.
Sáng 9/9/2014, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường PC49, Công an TP. Hà Nội phát hiện cơ sở sản xuất mỡ bẩn lớn.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 1 tấn mỡ nước cùng hàng trăm ký mỡ, bì lợn sống bám đầy ruồi, nhặng, vứt ngổn ngang trên nền gạch chờ chế biến; công cụ chế biến hết sức thô sơ và mất vệ sinh. Số mỡ bẩn này sau khi chế biến sẽ bán lại cho các cửa hàng ăn ở khắp nơi.
Biến thịt bẩn thành đặc sản thú rừng: Cơ sở sản xuất phù phép thịt bẩn thành đặc sản và thịt thú rừng này ở TP HCM. Cơ quan công an phát hiện ra cơ sở đầu độc người tiêu dùng này vào tháng 7/2014.
Sau khi tiến hành xét nghiệm mẫu thực phẩm, kết quả xét nghiệm các mẫu thịt "đặc sản" đà điểu, nhím, nai, heo thu giữ tại địa chỉ C5, tổ 199, ấp 4A, xã Bình Hưng đều nhiễm vi sinh nặng. Nếu ăn phải các loại thịt này sẽ rất nguy hại cho sức khỏe dễ bị ngộ độc, tiêu chảy, trường hợp nặng có thể tử vong.
Liên tiếp phát hiện lợn sữa thối lưu hành ngoài thị trường. Loại lợn sữa thối này bị bắt liên tiếp vào tháng 6, 7/2013.
Trong khoảng thời gian đó có 4 vụ thịt heo sữa với nhiều tấn lợn sữa thối được di chuyển trên các xe tải tuồn vào TP HCM bị phát hiện.
Kết quả xét nghiệm 5 mẫu heo sữa trên thì có 4 mẫu nhiễm vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây tiêu chảy ở người).