Hai người phụ nữ bó chân sống tại huyện tự trị Uy Ninh, tỉnh Quý Châu, miền Nam Trung Quốc. Theo Daily Mail, họ là những người cuối cùng ở Trung Quốc có đôi bàn chân bó sau khi hủ tục này bị cấm cách đây gần một thế kỷ.Tục bó chân bắt đầu từ thế kỷ 10. Xã hội phong kiến Trung Quốc quan niệm bàn chân nhỏ là tiêu chuẩn vẻ đẹp của người con gái. Những cô gái có đôi chân "gót sen ba tấc" (tam thốn kim liên) được cho là sẽ dễ tìm được người chồng tốt.Người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu gái khi đứa trẻ 4 đến 9 tuổi, xương chân chưa phát triển toàn diện. Quá trình thường bắt đầu vào mùa đông khi chân trẻ tê lạnh để làm giảm đau đớn.Các bé gái sẽ ngâm chân vào nước thảo mộc pha máu động vật. Phần móng sẽ bị cắt đi để tránh nhiễm trùng. Các ngón chân bị bẻ gập vào lòng bàn chân và được bó chặt bằng vải.Những đôi bàn chân sẽ được bó chặt thêm sau mỗi lần tháo vải định kỳ để rửa và xoa bóp. Nhiễm trùng là hậu quả phổ biến nhất khiến ngón chân bị hoại tử, thậm chí gây tử vong.Nhiều phụ nữ chịu thương tật suốt đời vì tục bó chân. Họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ gãy xương khi bị ngã.Tục bó chân của Trung Quốc chính thức bị xóa bỏ vào năm 1912 sau khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra, chấm dứt chế độ phong kiến tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hủ tục vẫn tồn tại ở một số ngôi làng vùng sâu vùng xa của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Hai người phụ nữ bó chân sống tại huyện tự trị Uy Ninh, tỉnh Quý Châu, miền Nam Trung Quốc. Theo Daily Mail, họ là những người cuối cùng ở Trung Quốc có đôi bàn chân bó sau khi hủ tục này bị cấm cách đây gần một thế kỷ.
Tục bó chân bắt đầu từ thế kỷ 10. Xã hội phong kiến Trung Quốc quan niệm bàn chân nhỏ là tiêu chuẩn vẻ đẹp của người con gái. Những cô gái có đôi chân "gót sen ba tấc" (tam thốn kim liên) được cho là sẽ dễ tìm được người chồng tốt.
Người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu gái khi đứa trẻ 4 đến 9 tuổi, xương chân chưa phát triển toàn diện. Quá trình thường bắt đầu vào mùa đông khi chân trẻ tê lạnh để làm giảm đau đớn.
Các bé gái sẽ ngâm chân vào nước thảo mộc pha máu động vật. Phần móng sẽ bị cắt đi để tránh nhiễm trùng. Các ngón chân bị bẻ gập vào lòng bàn chân và được bó chặt bằng vải.
Những đôi bàn chân sẽ được bó chặt thêm sau mỗi lần tháo vải định kỳ để rửa và xoa bóp. Nhiễm trùng là hậu quả phổ biến nhất khiến ngón chân bị hoại tử, thậm chí gây tử vong.
Nhiều phụ nữ chịu thương tật suốt đời vì tục bó chân. Họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ gãy xương khi bị ngã.
Tục bó chân của Trung Quốc chính thức bị xóa bỏ vào năm 1912 sau khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra, chấm dứt chế độ phong kiến tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hủ tục vẫn tồn tại ở một số ngôi làng vùng sâu vùng xa của quốc gia đông dân nhất thế giới.