Bánh bò thốt nốt có thể được xem là món quà vặt nổi tiếng của An Giang. Bánh bò được làm từ đường của cây thốt nốt nên có vị ngọt không gắt và có màu vàng ươm đẹp mắt. Bánh bò thốt nốt có 2 loại là bánh bò khô và bánh bò ăn kèm với nước dừa. Ở Châu Đốc và Tân Châu là hai nơi bán nhiều bánh bò thốt nốt.Quy trình làm bánh bò thốt nốt cũng khá là phức tạp và công phu. Để làm ra được một chiếc bánh ngon thì gồm những công đoạn là ngâm gạo, xay bột, bồng bột, pha bột và đường rồi cuối cùng mới là đem đi hấp bánh. Bánh bò thốt nốt khi đã được hấp chín sẽ dậy mùi thơm nức mũi, bột bánh nở to căng mềm trông rất đẹp mắt.Bánh phồng cá linh: Bánh phồng thì quen thuộc với bất kỳ tín đồ ẩm thực nào rồi nhưng bánh phồng cá linh thì chưa chắc ai cũng có cơ hội thưởng thức. Bánh phồng cá linh là một đặc sản nổi tiếng tại An Giang chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi khi cá linh theo con nước về đầy đồng.Xôi xiêm Châu Đốc: Xôi xiêm là món ăn du nhập từ Thái Lan vào miền Tây Nam Bộ. Món xôi có vị ngọt, béo ngậy, mùi thơm rất lạ nên được rất nhiều người ưa chuộng, trở thành đặc sản của vùng đất này.Bánh Chăm hay còn có tên gọi khác là bánh ha nàm căn, cũng được coi là một trong những món ăn vặt nổi tiếng và độc đáo nhất ở An Giang. Bánh có hình dáng bên ngoài giống như một chiếc nón. Bánh này có xuất xứ từ người dân tộc Chăm ở xứ Bảy Núi. Món bánh ăn vặt này cũng được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm như bột mì, đường thốt nốt và trứng vịt.Xôi phồng Chợ Mới: Một trong những món ăn để lại nhiều cảm tình và được nhiều du khách yêu thích nhất đó chính là xôi phồng Chợ Mới - một món ăn vặt An Giang miền Tây không chỉ có hương vị thơm ngon mà đến cách chế biến cũng rất độc đáo.Bánh tằm là một trong những món bánh đặc sản thơm ngon của người dân miền Tây sông nước. Thoạt nhìn thì món bánh này trông khá giống với sợi bánh canh. Tuy nhiên, sợi bánh tằm lại được pha chế với công thức đặc trưng riêng nên có độ giòn và béo ngậy hơn hẳn so với bánh canh.Khô rắn nướng không chỉ là món ăn đặc sản nổi tiếng thơm ngon mà còn là thức quà theo người dân xứ miệt An Giang đi khắp mọi miền đất nước. Khô rắn rắn nước, rắn bông súng, ri voi, ri cá,… đem làm sạch rồi phơi khô. Khi ăn thì đem nướng trên lửa than rồi ăn kèm với dưa leo, xoài sống, cóc non và chấm với tương ớt.Tùng lò mò hay còn gọi là lạp xưởng bò là món ăn của người Chăm ở An Giang. Tung lò mò được làm từ thịt bò nạc tẩm ướp gia vị kỹ càng, khi ăn có thể nướng hoặc chiên rồi ăn kèm theo rau sống, chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh thì sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo.Chè thốt nốt: Đây là món ăn cực kì phổ biến ở An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Các bạn có thể bắt gặp những gánh chè vàng ươm và thơm nức ở ven đường hay trong chợ Châu Đốc. Chè thốt nốt là hỗn hợp đường thốt nốt nấu tan để lấy vị ngọt, đem khuấy cùng nước cốt dừa rồi cho cùi thốt nốt vào. Chè ăn kèm với thạch dừa và cho đá vụn vào thì không có gì tuyệt vời bằng.Cốm dẹp: Khi ăn, chỉ cần có cốm dẹp và cơm dừa rám nạo nhuyễn, cho một ít đường cát hoặc đường thốt nốt, một chút nước dừa tươi lên trộn đều, để chừng một giờ để cốm dẻo là có thể ăn được. Ảnh: Internet.Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.
Bánh bò thốt nốt có thể được xem là món quà vặt nổi tiếng của An Giang. Bánh bò được làm từ đường của cây thốt nốt nên có vị ngọt không gắt và có màu vàng ươm đẹp mắt. Bánh bò thốt nốt có 2 loại là bánh bò khô và bánh bò ăn kèm với nước dừa. Ở Châu Đốc và Tân Châu là hai nơi bán nhiều bánh bò thốt nốt.
Quy trình làm bánh bò thốt nốt cũng khá là phức tạp và công phu. Để làm ra được một chiếc bánh ngon thì gồm những công đoạn là ngâm gạo, xay bột, bồng bột, pha bột và đường rồi cuối cùng mới là đem đi hấp bánh. Bánh bò thốt nốt khi đã được hấp chín sẽ dậy mùi thơm nức mũi, bột bánh nở to căng mềm trông rất đẹp mắt.
Bánh phồng cá linh: Bánh phồng thì quen thuộc với bất kỳ tín đồ ẩm thực nào rồi nhưng bánh phồng cá linh thì chưa chắc ai cũng có cơ hội thưởng thức. Bánh phồng cá linh là một đặc sản nổi tiếng tại An Giang chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi khi cá linh theo con nước về đầy đồng.
Xôi xiêm Châu Đốc: Xôi xiêm là món ăn du nhập từ Thái Lan vào miền Tây Nam Bộ. Món xôi có vị ngọt, béo ngậy, mùi thơm rất lạ nên được rất nhiều người ưa chuộng, trở thành đặc sản của vùng đất này.
Bánh Chăm hay còn có tên gọi khác là bánh ha nàm căn, cũng được coi là một trong những món ăn vặt nổi tiếng và độc đáo nhất ở An Giang. Bánh có hình dáng bên ngoài giống như một chiếc nón. Bánh này có xuất xứ từ người dân tộc Chăm ở xứ Bảy Núi. Món bánh ăn vặt này cũng được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm như bột mì, đường thốt nốt và trứng vịt.
Xôi phồng Chợ Mới: Một trong những món ăn để lại nhiều cảm tình và được nhiều du khách yêu thích nhất đó chính là xôi phồng Chợ Mới - một món ăn vặt An Giang miền Tây không chỉ có hương vị thơm ngon mà đến cách chế biến cũng rất độc đáo.
Bánh tằm là một trong những món bánh đặc sản thơm ngon của người dân miền Tây sông nước. Thoạt nhìn thì món bánh này trông khá giống với sợi bánh canh. Tuy nhiên, sợi bánh tằm lại được pha chế với công thức đặc trưng riêng nên có độ giòn và béo ngậy hơn hẳn so với bánh canh.
Khô rắn nướng không chỉ là món ăn đặc sản nổi tiếng thơm ngon mà còn là thức quà theo người dân xứ miệt An Giang đi khắp mọi miền đất nước. Khô rắn rắn nước, rắn bông súng, ri voi, ri cá,… đem làm sạch rồi phơi khô. Khi ăn thì đem nướng trên lửa than rồi ăn kèm với dưa leo, xoài sống, cóc non và chấm với tương ớt.
Tùng lò mò hay còn gọi là lạp xưởng bò là món ăn của người Chăm ở An Giang. Tung lò mò được làm từ thịt bò nạc tẩm ướp gia vị kỹ càng, khi ăn có thể nướng hoặc chiên rồi ăn kèm theo rau sống, chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh thì sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo.
Chè thốt nốt: Đây là món ăn cực kì phổ biến ở An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Các bạn có thể bắt gặp những gánh chè vàng ươm và thơm nức ở ven đường hay trong chợ Châu Đốc. Chè thốt nốt là hỗn hợp đường thốt nốt nấu tan để lấy vị ngọt, đem khuấy cùng nước cốt dừa rồi cho cùi thốt nốt vào. Chè ăn kèm với thạch dừa và cho đá vụn vào thì không có gì tuyệt vời bằng.
Cốm dẹp: Khi ăn, chỉ cần có cốm dẹp và cơm dừa rám nạo nhuyễn, cho một ít đường cát hoặc đường thốt nốt, một chút nước dừa tươi lên trộn đều, để chừng một giờ để cốm dẻo là có thể ăn được. Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.