Một trong những món gỏi nổi tiếng ở miền Tây phải kể đến gỏi sầu đâu. Gỏi sầu đâu là đặc sản nổi tiếng ở An Giang. Chùm nụ sầu đâu và những đọt lá non được người dân miền Tây xé nhỏ để làm gỏi, không cần qua sơ chế. Ảnh: Sohatravel.Ngoài sầu đâu còn có thêm một số nguyên liệu như cá lóc, khô cá sặc nướng xé nhỏ vừa ăn, thịt ba chỉ heo và tôm thẻ luộc. Ảnh: Dacsan.Gỏi bưởi tôm thịt đặc sản Lai Vung, Đồng Tháp. Vị cay the của lá, vị chua ngọt của bưởi, vị ngon của tôm, thit... khiến món gỏi bình dị trở nên đậm đà khó tả, làm nên nét độc đáo cho gỏi bưởi Đồng Tháp. Ảnh: Baovinhlong.Khi làm gỏi bưởi, ngoài thịt ba rọi, tôm tươi, rau thơm, đậu phộng, người miền này sẽ cho thêm vài lá bưởi non thái nhuyễn vào. Ảnh: Monngon.Gỏi rau nhút hải sản là đặc sản nổi tiếng ở An Giang. Món gỏi rau nhút có nguyên liệu rất đơn giản với rau nhút, tôm, mực trộn đều cùng rau răm, lạc, nước cốt chanh, tiêu, ớt băm, nước mắm, muối, đường... nêm nếm vừa ăn, dọn ra đĩa và thưởng thức. Ảnh: Zing.Nguyên liệu chính là rau nhút tươi xanh, trộn chung với tôm, mực, ăn có vị giòn thơm, là món ăn giải nhiệt thích hợp trong những ngày nắng nóng. Ảnh: Zing.Đặc sản gỏi củ hũ dừa nổi tiếng ở Long An. Củ hũ dừa là phần thân non rất trắng trên cùng của cây dừa. Ảnh: Cachlam9.Củ hũ dừa được chế biến thành món gỏi củ hũ dừa thơm ngon, độc đáo.Gỏi bồn bồn là đặc sản nổi tiếng ở Cà Mau. Cách làm cũng không khó nhưng đòi hỏi phải công phu và tỉ mỉ. Bồn bồn rửa sạch, tước nhỏ, trộn chung với tỏi, ớt, đường. Ảnh: Cachlam9.Món gỏi ba khái của người Cà Mau. Sở dĩ nó nổi tiếng bởi hương vị đặc biệt từ nước trộn được lấy từ mắm ba khía giã nhỏ, vắt lấy nước cốt rồi được khử qua đầu ăn và tỏi. Ảnh: Travel.
Một trong những món gỏi nổi tiếng ở miền Tây phải kể đến gỏi sầu đâu. Gỏi sầu đâu là đặc sản nổi tiếng ở An Giang. Chùm nụ sầu đâu và những đọt lá non được người dân miền Tây xé nhỏ để làm gỏi, không cần qua sơ chế. Ảnh: Sohatravel.
Ngoài sầu đâu còn có thêm một số nguyên liệu như cá lóc, khô cá sặc nướng xé nhỏ vừa ăn, thịt ba chỉ heo và tôm thẻ luộc. Ảnh: Dacsan.
Gỏi bưởi tôm thịt đặc sản Lai Vung, Đồng Tháp. Vị cay the của lá, vị chua ngọt của bưởi, vị ngon của tôm, thit... khiến món gỏi bình dị trở nên đậm đà khó tả, làm nên nét độc đáo cho gỏi bưởi Đồng Tháp. Ảnh: Baovinhlong.
Khi làm gỏi bưởi, ngoài thịt ba rọi, tôm tươi, rau thơm, đậu phộng, người miền này sẽ cho thêm vài lá bưởi non thái nhuyễn vào. Ảnh: Monngon.
Gỏi rau nhút hải sản là đặc sản nổi tiếng ở An Giang. Món gỏi rau nhút có nguyên liệu rất đơn giản với rau nhút, tôm, mực trộn đều cùng rau răm, lạc, nước cốt chanh, tiêu, ớt băm, nước mắm, muối, đường... nêm nếm vừa ăn, dọn ra đĩa và thưởng thức. Ảnh: Zing.
Nguyên liệu chính là rau nhút tươi xanh, trộn chung với tôm, mực, ăn có vị giòn thơm, là món ăn giải nhiệt thích hợp trong những ngày nắng nóng. Ảnh: Zing.
Đặc sản gỏi củ hũ dừa nổi tiếng ở Long An. Củ hũ dừa là phần thân non rất trắng trên cùng của cây dừa. Ảnh: Cachlam9.
Củ hũ dừa được chế biến thành món gỏi củ hũ dừa thơm ngon, độc đáo.
Gỏi bồn bồn là đặc sản nổi tiếng ở Cà Mau. Cách làm cũng không khó nhưng đòi hỏi phải công phu và tỉ mỉ. Bồn bồn rửa sạch, tước nhỏ, trộn chung với tỏi, ớt, đường. Ảnh: Cachlam9.
Món gỏi ba khái của người Cà Mau. Sở dĩ nó nổi tiếng bởi hương vị đặc biệt từ nước trộn được lấy từ mắm ba khía giã nhỏ, vắt lấy nước cốt rồi được khử qua đầu ăn và tỏi. Ảnh: Travel.