Đậu ván dại: Loại rễ cây lâu năm có màu vàng sáng này có chứa những hợp chất có tác dụng kích thích miễn dịch, thúc đẩy sự hình thành các kháng thể, tăng sinh tế bào T, tăng sinh bạch cầu chống viêm sưng. Có thể thái rễ cây đậu ván dại ra cho vào nấu canh hoặc hầm. Húng quế: Có tác dụng hạ sốt và trị các triệu chứng cảm lạnh, ho, cảm cúm. Hạt tiêu có tác dụng làm giảm bớt đờm dãi khi bị cảm lạnh. Bạc hà mèo: Thuộc họ bạc hà, cây bạc hà mèo có thể gây đổ mồ hôi nên được dùng để hạ sốt. Loại thảo dược trị cảm cúm này có thể dùng làm trà hoặc salad.Quế: Khi bị lạnh không chỉ cần giữ ấm bên ngoài mà cần giữ ấm từ bên trong nữa. Quế có tác dụng làm ấm cơ thể và làm sạch các màng nhầy do xung huyết. Chỉ lưu ý không nên dùng quế nếu đang mang thai. Cúc dại: Danh sách thảo dược trị cảm lạnh sẽ không hoàn chỉnh nếu thiếu cúc dại. Được quảng cáo là có đặc tính làm lành cho trẻ em, thảo dược này phát huy hiệu quả tốt nhất khi mới bị ốm. Khuynh diệp: Loại thảo dược này được dùng trong rất nhiều loại dầu bôi giữ ấm ngực. Ngoài ra còn có tác dụng làm thông đường hô hấp nên có thể cho vài giọt tinh dầu vào nước sôi rồi dùng để xông. Tỏi: Công dụng làm lành của tỏi đã được áp dụng từ cách đây 5.000 năm vì có đặc tính kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi tỏi có thể dùng để chống cảm lạnh. Gừng: Là một loại thảo dược gây đổ mồ hôi nên rất có tác dụng trong điều trị cảm lạnh, cảm cúm. Gừng cũng có thể dùng để trị đau họng. Tương tự như quế, không nên dùng gừng khi đang mang thai hoặc bị sỏi mật. Bạc hà đắng: Mỗi khi bị ốm không cần mua thuốc ho ngoài hiệu thuốc mà chỉ cần đun sôi khoảng 30g lá bạc hà đắng tươi hoặc khô với 2 bát nước trong khoảng 10 phút rồi bỏ bã. Lượng nước còn lại, cho thêm gấp đôi mật ong vào và trộn đều. Loại siro này có thể để trong lọ kín trong tủ lạnh tới 2 tháng. Liều dùng là mỗi lần 1 thìa, 4 lần/ngày để trị ho. Lưu ý không dùng khi mang thai hoặc đang cho con bú.
Đậu ván dại: Loại rễ cây lâu năm có màu vàng sáng này có chứa những hợp chất có tác dụng kích thích miễn dịch, thúc đẩy sự hình thành các kháng thể, tăng sinh tế bào T, tăng sinh bạch cầu chống viêm sưng. Có thể thái rễ cây đậu ván dại ra cho vào nấu canh hoặc hầm.
Húng quế: Có tác dụng hạ sốt và trị các triệu chứng cảm lạnh, ho, cảm cúm.
Hạt tiêu có tác dụng làm giảm bớt đờm dãi khi bị cảm lạnh.
Bạc hà mèo: Thuộc họ bạc hà, cây bạc hà mèo có thể gây đổ mồ hôi nên được dùng để hạ sốt. Loại thảo dược trị cảm cúm này có thể dùng làm trà hoặc salad.
Quế: Khi bị lạnh không chỉ cần giữ ấm bên ngoài mà cần giữ ấm từ bên trong nữa. Quế có tác dụng làm ấm cơ thể và làm sạch các màng nhầy do xung huyết. Chỉ lưu ý không nên dùng quế nếu đang mang thai.
Cúc dại: Danh sách thảo dược trị cảm lạnh sẽ không hoàn chỉnh nếu thiếu cúc dại. Được quảng cáo là có đặc tính làm lành cho trẻ em, thảo dược này phát huy hiệu quả tốt nhất khi mới bị ốm.
Khuynh diệp: Loại thảo dược này được dùng trong rất nhiều loại dầu bôi giữ ấm ngực. Ngoài ra còn có tác dụng làm thông đường hô hấp nên có thể cho vài giọt tinh dầu vào nước sôi rồi dùng để xông.
Tỏi: Công dụng làm lành của tỏi đã được áp dụng từ cách đây 5.000 năm vì có đặc tính kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi tỏi có thể dùng để chống cảm lạnh.
Gừng: Là một loại thảo dược gây đổ mồ hôi nên rất có tác dụng trong điều trị cảm lạnh, cảm cúm. Gừng cũng có thể dùng để trị đau họng. Tương tự như quế, không nên dùng gừng khi đang mang thai hoặc bị sỏi mật.
Bạc hà đắng: Mỗi khi bị ốm không cần mua thuốc ho ngoài hiệu thuốc mà chỉ cần đun sôi khoảng 30g lá bạc hà đắng tươi hoặc khô với 2 bát nước trong khoảng 10 phút rồi bỏ bã. Lượng nước còn lại, cho thêm gấp đôi mật ong vào và trộn đều. Loại siro này có thể để trong lọ kín trong tủ lạnh tới 2 tháng. Liều dùng là mỗi lần 1 thìa, 4 lần/ngày để trị ho. Lưu ý không dùng khi mang thai hoặc đang cho con bú.