Mặc dù nhiều người nói tùy thuộc vào nguồn nước cá sống hoặc khu vực đánh bắt nhưng cá kiếm là một trong những loại cá nhiễm độc thủy ngân cao. Lượng thủy ngân trong cá cao gấp 211% so với lượng thủy ngân mà cơ thể được phép hấp thu mỗi tuần. Tương tự như đối với cá ngừ, bạn không phải tránh xa mọi loại cá tuyết. Những loại cá tuyết có sọc đen vẫn an toàn với điều kiện chỉ ăn mỗi tuần một lần và không ăn thêm loại hải sản nào khác. Tuy nhiên, cá tuyết Chile là loại hải sản nên tránh xa vì tuy loại cá này giàu omega-3s nhưng lại có lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép tới 86%.Thật may là không phải loại cá ngừ đóng hộp nào cũng bị nhiễm thủy ngân nên vẫn có thể ăn mỗi tuần một lần nếu không ăn thêm các loại hải sản khác. Tuy nhiên chỉ một lạng cá ngừ cũng đã chứa lượng thủy ngân nhiều hơn mức cho phép tới 81%. Vì thế không nên ăn nhiều. Một phần cá vược tương đương với 120gr cũng chứa lượng thủy ngân cao hơn mức cho phép tới 119%. Hơn nữa cá vược lại không có chứa omega-3s nên có lẽ bạn chẳng có lý do gì để ăn nó. Cá kình Đại Tây Dương chứa khá nhiều omega-3s và các chuyên gia cho biết có thể ăn mỗi tuần 2 lần nếu không ăn thêm các loại hải sản khác. Một phần ăn cá kình có chứa tới 345% mức thủy ngân cho phép trong một tuần. So với lượng omega-3s dồi dào có trong cá kình thì đây vẫn chưa phải là một sự đánh đổi hợp lý. Cá kiếm marlin dù có màu xanh, sọc hay các màu cá marlin khác đều nên tránh xa. Hơn nữa một số loại cá kiếm Marlin trông còn khá gớm ghiếc. Cá kiếm marlin là loại cá siêu thủy ngân, nhất là cá marlin xanh, vì lượng thủy ngân cao vượt ra ngoài khung an toàn tới 604%.Tuy có chứa tương đối nhiều omega-3s và được đánh bắt chừng mực nhưng cá thu cũng chứa lượng thủy ngân cao gấp 261% trong một khẩu phần ăn. Cá mập cũng có chứa tới 209% lượng thủy ngân cho phép và lại khó đánh bắt nên giá thành cao và không tốt cho sức khỏe.
Mặc dù nhiều người nói tùy thuộc vào nguồn nước cá sống hoặc khu vực đánh bắt nhưng cá kiếm là một trong những loại cá nhiễm độc thủy ngân cao. Lượng thủy ngân trong cá cao gấp 211% so với lượng thủy ngân mà cơ thể được phép hấp thu mỗi tuần.
Tương tự như đối với cá ngừ, bạn không phải tránh xa mọi loại cá tuyết. Những loại cá tuyết có sọc đen vẫn an toàn với điều kiện chỉ ăn mỗi tuần một lần và không ăn thêm loại hải sản nào khác. Tuy nhiên, cá tuyết Chile là loại hải sản nên tránh xa vì tuy loại cá này giàu omega-3s nhưng lại có lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép tới 86%.
Thật may là không phải loại cá ngừ đóng hộp nào cũng bị nhiễm thủy ngân nên vẫn có thể ăn mỗi tuần một lần nếu không ăn thêm các loại hải sản khác. Tuy nhiên chỉ một lạng cá ngừ cũng đã chứa lượng thủy ngân nhiều hơn mức cho phép tới 81%. Vì thế không nên ăn nhiều.
Một phần cá vược tương đương với 120gr cũng chứa lượng thủy ngân cao hơn mức cho phép tới 119%. Hơn nữa cá vược lại không có chứa omega-3s nên có lẽ bạn chẳng có lý do gì để ăn nó.
Cá kình Đại Tây Dương chứa khá nhiều omega-3s và các chuyên gia cho biết có thể ăn mỗi tuần 2 lần nếu không ăn thêm các loại hải sản khác. Một phần ăn cá kình có chứa tới 345% mức thủy ngân cho phép trong một tuần. So với lượng omega-3s dồi dào có trong cá kình thì đây vẫn chưa phải là một sự đánh đổi hợp lý.
Cá kiếm marlin dù có màu xanh, sọc hay các màu cá marlin khác đều nên tránh xa. Hơn nữa một số loại cá kiếm Marlin trông còn khá gớm ghiếc. Cá kiếm marlin là loại cá siêu thủy ngân, nhất là cá marlin xanh, vì lượng thủy ngân cao vượt ra ngoài khung an toàn tới 604%.
Tuy có chứa tương đối nhiều omega-3s và được đánh bắt chừng mực nhưng cá thu cũng chứa lượng thủy ngân cao gấp 261% trong một khẩu phần ăn.
Cá mập cũng có chứa tới 209% lượng thủy ngân cho phép và lại khó đánh bắt nên giá thành cao và không tốt cho sức khỏe.