Nhiều bà mẹ lo sợ cho con bú sẽ làm hỏng hình dáng của “núi đôi”. Theo chuyên gia về nuôi dạy con thì hình dáng ngực thay đổi là do quá trình mang thai chứ không phải là do cho con bú. Sự phát triển của ngực trong thai kỳ là để chuẩn bị cho cơ thể nuôi con, cùng với relaxin, loại hormone giúp làm giãn gân và dây chằng ở khung xương chậu sẽ làm ngực thay đổi, khiến các tế bào ngực bị giãn ra và khả năng sẽ bị chảy xệ khi trở lại kích cỡ bình thường. Cách tốt nhất để giảm tình trạng ngực chảy xệ là cho con bú càng lâu càng tốt và cai sữa từ từ để ngực có thời gian co lại. Thời gian giữa hai lần cho con bú cần giãn cách để sữa về. Đây là một trong điều không đúng sự thật nhất về nuôi con bằng sữa mẹ. Sự tiết sữa diễn ra theo cơ chế cung-cầu, nghĩa là sữa càng bị lấy đi nhiều thì cơ thể càng sản sinh nhiều sữa. Trong thời gian giãn cách giữa hai lần cho con bú, cơ thể nhận được tín hiệu làm chậm sự tiết sữa và dẫn đến bị giảm nguồn sữa. Một trong những điều không đúng sự thực khác về cho con bú nữa là sữa mẹ cũng có hạn sử dụng. Sữa mẹ vẫn sẽ tiếp tục là nguồn dưỡng chất và bảo vệ sức khỏe cho bé dù thời gian nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài bao lâu đi nữa. Thực tế, các thành phần miễn dịch có trong sữa mẹ trong năm thứ hai sau sinh còn nhiều hơn năm đầu tiên. Nhiều người cho rằng trẻ bú sữa mẹ sẽ không ngủ ngon. Sữa mẹ có những thành phần giúp tiêu hóa dễ hơn sữa công thức và sẽ khiến trẻ ngủ ngon hơn. Thậm chí cho bé bú sữa mẹ vào buổi tối còn giúp bé ngủ ngon hơn ban ngày vì trong sữa mẹ còn có melatonin, một hormone tốt cho giấc ngủ nhưng chỉ được sản sinh vào buổi tối, nhất là đêm. Lượng sữa vắt được không phải là một dấu hiệu cho thấy mẹ nhiều sữa hay ít sữa. Như đã nói ở trên, lượng sữa cơ thể sản sinh tùy thuộc vào tần suất trẻ bú mẹ nhưng lượng sữa vắt ra được chỉ cho thấy mức độ dự trữ sữa của mẹ. Chuyên gia nuôi dạy con cho biết để cơ thể sản sinh sữa nhiều hơn thì không gì có thể tốt bằng cho con bú. Ngoài ra có một cách khác để nhận biết lượng sữa dự trữ của mẹ là quan sát con đi ngoài. Nếu bỉm tã của trẻ nặng cũng như trẻ tăng cân tốt thì chứng tỏ nguồn sữa của mẹ đã là đủ cho bé. Nhiều bà mẹ tin rằng mình sẽ có thêm sữa khi uống thêm sữa. Đây cũng là một lầm tưởng. Đối với cơ thể của mẹ, sữa cũng chỉ đóng vai trò là dưỡng chất giống như thực phẩm. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh dị ứng với các protein có trong sữa mẹ, nhất là khi mẹ có tiền sự bị dị ứng, hen suyễn hoặc eczema. Bản thân trẻ sơ sinh không dị ứng với sữa mẹ. Điều quan trọng nhất là mẹ cần duy trì chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe để nuôi con bằng sữa mẹ càng nhiều càng tốt.
Nhiều bà mẹ lo sợ cho con bú sẽ làm hỏng hình dáng của “núi đôi”. Theo chuyên gia về nuôi dạy con thì hình dáng ngực thay đổi là do quá trình mang thai chứ không phải là do cho con bú. Sự phát triển của ngực trong thai kỳ là để chuẩn bị cho cơ thể nuôi con, cùng với relaxin, loại hormone giúp làm giãn gân và dây chằng ở khung xương chậu sẽ làm ngực thay đổi, khiến các tế bào ngực bị giãn ra và khả năng sẽ bị chảy xệ khi trở lại kích cỡ bình thường. Cách tốt nhất để giảm tình trạng ngực chảy xệ là cho con bú càng lâu càng tốt và cai sữa từ từ để ngực có thời gian co lại.
Thời gian giữa hai lần cho con bú cần giãn cách để sữa về. Đây là một trong điều không đúng sự thật nhất về nuôi con bằng sữa mẹ. Sự tiết sữa diễn ra theo cơ chế cung-cầu, nghĩa là sữa càng bị lấy đi nhiều thì cơ thể càng sản sinh nhiều sữa. Trong thời gian giãn cách giữa hai lần cho con bú, cơ thể nhận được tín hiệu làm chậm sự tiết sữa và dẫn đến bị giảm nguồn sữa.
Một trong những điều không đúng sự thực khác về cho con bú nữa là sữa mẹ cũng có hạn sử dụng. Sữa mẹ vẫn sẽ tiếp tục là nguồn dưỡng chất và bảo vệ sức khỏe cho bé dù thời gian nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài bao lâu đi nữa. Thực tế, các thành phần miễn dịch có trong sữa mẹ trong năm thứ hai sau sinh còn nhiều hơn năm đầu tiên.
Nhiều người cho rằng trẻ bú sữa mẹ sẽ không ngủ ngon. Sữa mẹ có những thành phần giúp tiêu hóa dễ hơn sữa công thức và sẽ khiến trẻ ngủ ngon hơn. Thậm chí cho bé bú sữa mẹ vào buổi tối còn giúp bé ngủ ngon hơn ban ngày vì trong sữa mẹ còn có melatonin, một hormone tốt cho giấc ngủ nhưng chỉ được sản sinh vào buổi tối, nhất là đêm.
Lượng sữa vắt được không phải là một dấu hiệu cho thấy mẹ nhiều sữa hay ít sữa. Như đã nói ở trên, lượng sữa cơ thể sản sinh tùy thuộc vào tần suất trẻ bú mẹ nhưng lượng sữa vắt ra được chỉ cho thấy mức độ dự trữ sữa của mẹ. Chuyên gia nuôi dạy con cho biết để cơ thể sản sinh sữa nhiều hơn thì không gì có thể tốt bằng cho con bú. Ngoài ra có một cách khác để nhận biết lượng sữa dự trữ của mẹ là quan sát con đi ngoài. Nếu bỉm tã của trẻ nặng cũng như trẻ tăng cân tốt thì chứng tỏ nguồn sữa của mẹ đã là đủ cho bé.
Nhiều bà mẹ tin rằng mình sẽ có thêm sữa khi uống thêm sữa. Đây cũng là một lầm tưởng. Đối với cơ thể của mẹ, sữa cũng chỉ đóng vai trò là dưỡng chất giống như thực phẩm. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh dị ứng với các protein có trong sữa mẹ, nhất là khi mẹ có tiền sự bị dị ứng, hen suyễn hoặc eczema. Bản thân trẻ sơ sinh không dị ứng với sữa mẹ. Điều quan trọng nhất là mẹ cần duy trì chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe để nuôi con bằng sữa mẹ càng nhiều càng tốt.