Đức là một trong những quốc gia có luật đặt tên trẻ em sớm nhất trên thế giới. Cái tên bạn đặt cho em bé phải đảm bảo chỉ cần nghe tên cũng phân biệt được giới tính của các bé. Một vài cái tên liên quan đến các tội phạm chiến tranh trong quá khứ như "Hittle" bị cấm hoàn toàn.Thụy Điển cũng có luật đặt tên cho trẻ ở quốc gia này. Thậm chí, luật còn liệt kê chi tiết những danh từ được dùng trong họ, tên và tên đệm. Đặc biệt luật pháp nước này cấm đặt cho em bé cái tên "Brfxxccxxmnpcccclllmmnprxvclmnckssqlbb11116". Không hiểu những nhà làm luật nghĩ gì khi cấm cái tên không hề có thật này.Ở Nhật, tên của trẻ em sẽ được ghép từ khoảng 2.000 chữ Kanji (một dạng chữ Hán được sử dụng trong tiếng Nhật). Mặc dù vậy, có một số tên bị cấm như "Akuma" nghĩa là quỷ dữ và người Nhật cũng tránh không đặt tên con giống với tên những Hoàng Đế cổ xưa để tránh... phạm húy.Tính cho đến thời điểm này, có khoảng 7.000 cái tên được phép đặt cho trẻ em ở Đan Mạch. Thậm chí. còn có một cuốn cẩm nang được các bệnh viện phụ sản phát hành để cha mẹ chọn tên cho con. Mỗi năm, có khoảng 1.000 cái tên mới được đệ trình lên chính phủ nhưng có tới 15% bị loại bỏ.Luật đặt tên trẻ em ở Iceland được ra đời từ năm 1991, đến nay có khoảng 15.000 cái tên được cho phép ở nước này. Tuy nhiên, cha mẹ có thể gửi đơn xin đặt những cái tên ngoài luật quy định cho con với một khoảng phí nho nhỏ và cái tên đó phải trải qua một hội đồng thẩm định để xác nhận có phù hợp hay không.Luật sinh, tử, hôn nhân ở New Zealand ban hành năm 1995 quy định những cái tên được phép đặt cho trẻ em phải "không liên quan một cách tiêu cực tới một cá nhân nào đó", "không được quá dài dòng" và "không chứa những ký tự nằm ngoài bảng chữ cái tiếng Anh, nếu sử dụng tiếng của thổ dân New Zealand để đặt tên em bé thì phải phiên âm ra tiếng Anh".Quy định đặt tên ở Trung Quốc cấm không được đặt các tên em bé bằng các ký tự không phải tiếng Hán như "@", "$", "%"...Ở Nauy, luật pháp quy định không được sử dụng họ để đặt vào phần tên và ngược lại. Nhưng nếu như có ít hơn 200 người mang theo họ đó thì bạn lại có thể sử dụng làm tên cho con mình.Một vài bang ở Mỹ có luật quy định không được đặt tên cho con quá 26 ký tự trên bàn phím máy tính. Điều đó có nghĩa là cái tên José (có dấu sắc) không được phép sử dụng ở một vài bang vì trong bảng mã chữ tiếng Anh không có dấu sắc.
Đức là một trong những quốc gia có luật đặt tên trẻ em sớm nhất trên thế giới. Cái tên bạn đặt cho em bé phải đảm bảo chỉ cần nghe tên cũng phân biệt được giới tính của các bé. Một vài cái tên liên quan đến các tội phạm chiến tranh trong quá khứ như "Hittle" bị cấm hoàn toàn.
Thụy Điển cũng có luật đặt tên cho trẻ ở quốc gia này. Thậm chí, luật còn liệt kê chi tiết những danh từ được dùng trong họ, tên và tên đệm. Đặc biệt luật pháp nước này cấm đặt cho em bé cái tên "Brfxxccxxmnpcccclllmmnprxvclmnckssqlbb11116". Không hiểu những nhà làm luật nghĩ gì khi cấm cái tên không hề có thật này.
Ở Nhật, tên của trẻ em sẽ được ghép từ khoảng 2.000 chữ Kanji (một dạng chữ Hán được sử dụng trong tiếng Nhật). Mặc dù vậy, có một số tên bị cấm như "Akuma" nghĩa là quỷ dữ và người Nhật cũng tránh không đặt tên con giống với tên những Hoàng Đế cổ xưa để tránh... phạm húy.
Tính cho đến thời điểm này, có khoảng 7.000 cái tên được phép đặt cho trẻ em ở Đan Mạch. Thậm chí. còn có một cuốn cẩm nang được các bệnh viện phụ sản phát hành để cha mẹ chọn tên cho con. Mỗi năm, có khoảng 1.000 cái tên mới được đệ trình lên chính phủ nhưng có tới 15% bị loại bỏ.
Luật đặt tên trẻ em ở Iceland được ra đời từ năm 1991, đến nay có khoảng 15.000 cái tên được cho phép ở nước này. Tuy nhiên, cha mẹ có thể gửi đơn xin đặt những cái tên ngoài luật quy định cho con với một khoảng phí nho nhỏ và cái tên đó phải trải qua một hội đồng thẩm định để xác nhận có phù hợp hay không.
Luật sinh, tử, hôn nhân ở New Zealand ban hành năm 1995 quy định những cái tên được phép đặt cho trẻ em phải "không liên quan một cách tiêu cực tới một cá nhân nào đó", "không được quá dài dòng" và "không chứa những ký tự nằm ngoài bảng chữ cái tiếng Anh, nếu sử dụng tiếng của thổ dân New Zealand để đặt tên em bé thì phải phiên âm ra tiếng Anh".
Quy định đặt tên ở Trung Quốc cấm không được đặt các tên em bé bằng các ký tự không phải tiếng Hán như "@", "$", "%"...
Ở Nauy, luật pháp quy định không được sử dụng họ để đặt vào phần tên và ngược lại. Nhưng nếu như có ít hơn 200 người mang theo họ đó thì bạn lại có thể sử dụng làm tên cho con mình.
Một vài bang ở Mỹ có luật quy định không được đặt tên cho con quá 26 ký tự trên bàn phím máy tính. Điều đó có nghĩa là cái tên José (có dấu sắc) không được phép sử dụng ở một vài bang vì trong bảng mã chữ tiếng Anh không có dấu sắc.