Theo tác giả một nghiên cứu về việc chẩn đoán sai của các bác sĩ tại Mỹ, bệnh nhân có nguy cơ cao bị bác sĩ chẩn đoán sai nếu họ mắc một bệnh hiếm gặp, hoặc một bệnh thường gặp nhưng lại không có biểu hiện bệnh điển hình.Theo tạp chí ung thư Journal of Clinical Oncology, việc chẩn đoán ung thư sai chiếm khoảng 28%, và thậm chí là 44% với một số loại bệnh ung thư. Những loại ung thư dễ khiến các bác sĩ mắc lỗi là ung thư da melanoma, ung thư vú, ung thư hạch bạch huyết và sarcoma.Bệnh nhân đau tim là nữ thường dễ bị bác sĩ chẩn đoán sai do họ ít có những cơn đau ngực điển hình.Chẩn đoán trầm cảm thường đòi hỏi phải kèm theo lịch sử bệnh và những bài kiểm tra thể chất. Và đây là lý do nhiều bác sĩ dễ bị lúng túng khi gặp bệnh nhân có các triệu chứng như buồn bã, lo lắng, khó chịu, mệt mỏi kinh niên, khó tập trung và mất ngủ.Bệnh Celiac là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten và cũng là một trong những bệnh dễ bị chẩn đoán sai do biểu hiện của bệnh này rất đa dạng và khác nhau với từng người. Biểu hiện của bệnh gồm đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Nhiều người còn bị đau khớp, đau đầu và trầm cảm.Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ dễ bị nhầm tưởng là chóng mặt, đau nửa đầu và ngộ độc rượu. Biểu hiện của bệnh này, bất kể tuổi tác, là có vấn đề về thị giác, tê mặt, nhầm lẫn, nhức đầu, gặp vấn đề với đi và nói.Bệnh Lyme có thể gây ra các triệu chứng như đau khớp, cơ, cứng khớp, sốt và mệt mỏi. Triệu chứng chính là phát ban, tuy nhiên không phải ai cũng bị triệu chứng này.Hội chứng đau cơ xơ hóa khiến bệnh nhân bị đau cơ, khớp, mệt mỏi, lo âu, khó ngủ. Bệnh này thường bị nhầm với bệnh thấp khớp như viêm khớp dạng thấp và hội chứng mệt mỏi mãn tính.Bệnh về tuyến giáp gây ra hiện tượng mệt mỏi, giảm cân, đau cơ bắp. Những biểu hiện này của bệnh thường không đặc trưng và dễ bị nhầm với bệnh trầm cảm.Bệnh tách thành động mạch chủ là một bệnh khá nguy hiểm, và cần phải chẩn đoán nhanh. Chính vì vậy, khả năng bệnh bị bác sĩ chẩn đoán sai là rất cao.Tắc mạch phổi có biểu hiện đặc trưng là đau ngực, thở ngắn, ngất xỉu và lo lắng. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy có tới 33,5% bệnh nhân bệnh này bị chẩn đoán sai. Bác sĩ thường nhầm bệnh này với bệnh viêm phổi hoặc đau tim.
Theo tác giả một nghiên cứu về việc chẩn đoán sai của các bác sĩ tại Mỹ, bệnh nhân có nguy cơ cao bị bác sĩ chẩn đoán sai nếu họ mắc một bệnh hiếm gặp, hoặc một bệnh thường gặp nhưng lại không có biểu hiện bệnh điển hình.
Theo tạp chí ung thư Journal of Clinical Oncology, việc chẩn đoán ung thư sai chiếm khoảng 28%, và thậm chí là 44% với một số loại bệnh ung thư. Những loại ung thư dễ khiến các bác sĩ mắc lỗi là ung thư da melanoma, ung thư vú, ung thư hạch bạch huyết và sarcoma.
Bệnh nhân đau tim là nữ thường dễ bị bác sĩ chẩn đoán sai do họ ít có những cơn đau ngực điển hình.
Chẩn đoán trầm cảm thường đòi hỏi phải kèm theo lịch sử bệnh và những bài kiểm tra thể chất. Và đây là lý do nhiều bác sĩ dễ bị lúng túng khi gặp bệnh nhân có các triệu chứng như buồn bã, lo lắng, khó chịu, mệt mỏi kinh niên, khó tập trung và mất ngủ.
Bệnh Celiac là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten và cũng là một trong những bệnh dễ bị chẩn đoán sai do biểu hiện của bệnh này rất đa dạng và khác nhau với từng người. Biểu hiện của bệnh gồm đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Nhiều người còn bị đau khớp, đau đầu và trầm cảm.
Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ dễ bị nhầm tưởng là chóng mặt, đau nửa đầu và ngộ độc rượu. Biểu hiện của bệnh này, bất kể tuổi tác, là có vấn đề về thị giác, tê mặt, nhầm lẫn, nhức đầu, gặp vấn đề với đi và nói.
Bệnh Lyme có thể gây ra các triệu chứng như đau khớp, cơ, cứng khớp, sốt và mệt mỏi. Triệu chứng chính là phát ban, tuy nhiên không phải ai cũng bị triệu chứng này.
Hội chứng đau cơ xơ hóa khiến bệnh nhân bị đau cơ, khớp, mệt mỏi, lo âu, khó ngủ. Bệnh này thường bị nhầm với bệnh thấp khớp như viêm khớp dạng thấp và hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Bệnh về tuyến giáp gây ra hiện tượng mệt mỏi, giảm cân, đau cơ bắp. Những biểu hiện này của bệnh thường không đặc trưng và dễ bị nhầm với bệnh trầm cảm.
Bệnh tách thành động mạch chủ là một bệnh khá nguy hiểm, và cần phải chẩn đoán nhanh. Chính vì vậy, khả năng bệnh bị bác sĩ chẩn đoán sai là rất cao.
Tắc mạch phổi có biểu hiện đặc trưng là đau ngực, thở ngắn, ngất xỉu và lo lắng. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy có tới 33,5% bệnh nhân bệnh này bị chẩn đoán sai. Bác sĩ thường nhầm bệnh này với bệnh viêm phổi hoặc đau tim.