Bạn không thể đảm bảo 100% có thể chống lại các loại bệnh từ thực phẩm, nhưng có một số biện pháp phòng ngừa có thể giảm nguy cơ. Dưới đây là 10 quy tắc chuẩn an toàn thực phẩm để làm theo.Luôn nấu chín thức ăn thừa đến 74 độ. Ở nhiệt độ này mới có thể tiêu diệt hết vi khuẩn tiềm tàng trong thức ăn thừa.Tránh những loại sữa chưa tiệt trùng và phô mai làm từ sữa chua tiệt trùng có độ tuổi ít hơn 60 ngày. Sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa những vi khuẩn như E.coli, salmonella gây bệnh nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong.Vi khuẩn này đặc biệt nguy hiểm với những phụ nữ mang thai, trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Phô mai và sữa được sản xuất từ 60 ngày hoặc lâu hơn thì nồng độ axit trong quá trình làm sẽ là môi trường thù địch của những tác nhân gây bệnh.Không ăn thịt, trứng hoặc hoa quả tươi đã cắt để lâu trong hơn 2 giờ. Nếu bỏ thực phẩm ra khỏi tủ lạnh hơn 2 giờ thì có thể nó sẽ rơi vào vòng nguy hiểm của vi khuẩn.Luôn nấu thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp. Cơ quan an toàn thực phẩm khuyên những người nội trợ nên nấu thực phẩm ở nhiệt độ chính xác, ví dụ thịt bò, bê, cừu và cá nướng nên ở 63 độ trong khi thịt lợn và thịt bò là 71 độ và thịt gia cầm là 74 độ.Không nên để thực phẩm rã đông quá lâu. Khi lấy thực phẩm ra khỏi ngăn đá, không nên để nó rã đông tự nhiên quá 2 tiếng vì trong lòng thực phẩm sẽ vẫn còn đông cứng mà ở mặt ngoài thực phẩm nhiệt độ xuống thấp khiến cho vi khuẩn có thể sinh sôi. Nên rã đông bằng nước lạnh hoặc lò vi sóng ở nhiệt độ 40-140 độ F.Luôn rửa tay bằng nước xà phòng ấm ít nhất 20 giây sau khi chế biến thực phẩm sống. Không chỉ rửa tay trước khi ăn cơm mà khi chạm vào bất cứ thịt gia cầm chưa nấy chín cũng nên rửa tay sạch sẽ. Khuẩn từ những loại thực phẩm này có thể làm ô nhiễm thực phẩm nấu chín và thực phẩm tươi.Để tủ lạnh ở nhiệt độ chuẩn. Nhiệt độ lạnh sẽ làm vi khuẩn tăng trưởng chậm. Hãy đảm bảo nhiệt độ của tủ lạnh ở 40 độ F hoặc lạnh hơn. Đây là cách hiệu quả giảm nguy cơ lây bệnh từ thực phẩm. Nếu không chắc chắn về nhiệt độ tủ lạnh thì bạn nên mua một chiếc nhiệt kế cho tủ lạnh ở các cửa hàng điện tử.Không bao giờ ăn trứng sống. Ngay cả trứng sạch, còn nguyên vẹn cũng có thể nhiễm khuẩn salmonella vì vậy bạn phải ăn trứng khi nó đã đảm bảo chín.Luôn dùng thớt riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Vi khuẩn từ thịt chưa nấu chín có thể làm ô nhiễm thực phẩm chín và thực phẩm tươi. Vì vậy mà bạn nên tách biệt 2 loại thớt khác nhau mới đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bạn không thể đảm bảo 100% có thể chống lại các loại bệnh từ thực phẩm, nhưng có một số biện pháp phòng ngừa có thể giảm nguy cơ. Dưới đây là 10 quy tắc chuẩn an toàn thực phẩm để làm theo.
Luôn nấu chín thức ăn thừa đến 74 độ. Ở nhiệt độ này mới có thể tiêu diệt hết vi khuẩn tiềm tàng trong thức ăn thừa.
Tránh những loại sữa chưa tiệt trùng và phô mai làm từ sữa chua tiệt trùng có độ tuổi ít hơn 60 ngày. Sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa những vi khuẩn như E.coli, salmonella gây bệnh nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong.
Vi khuẩn này đặc biệt nguy hiểm với những phụ nữ mang thai, trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Phô mai và sữa được sản xuất từ 60 ngày hoặc lâu hơn thì nồng độ axit trong quá trình làm sẽ là môi trường thù địch của những tác nhân gây bệnh.
Không ăn thịt, trứng hoặc hoa quả tươi đã cắt để lâu trong hơn 2 giờ. Nếu bỏ thực phẩm ra khỏi tủ lạnh hơn 2 giờ thì có thể nó sẽ rơi vào vòng nguy hiểm của vi khuẩn.
Luôn nấu thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp. Cơ quan an toàn thực phẩm khuyên những người nội trợ nên nấu thực phẩm ở nhiệt độ chính xác, ví dụ thịt bò, bê, cừu và cá nướng nên ở 63 độ trong khi thịt lợn và thịt bò là 71 độ và thịt gia cầm là 74 độ.
Không nên để thực phẩm rã đông quá lâu. Khi lấy thực phẩm ra khỏi ngăn đá, không nên để nó rã đông tự nhiên quá 2 tiếng vì trong lòng thực phẩm sẽ vẫn còn đông cứng mà ở mặt ngoài thực phẩm nhiệt độ xuống thấp khiến cho vi khuẩn có thể sinh sôi. Nên rã đông bằng nước lạnh hoặc lò vi sóng ở nhiệt độ 40-140 độ F.
Luôn rửa tay bằng nước xà phòng ấm ít nhất 20 giây sau khi chế biến thực phẩm sống. Không chỉ rửa tay trước khi ăn cơm mà khi chạm vào bất cứ thịt gia cầm chưa nấy chín cũng nên rửa tay sạch sẽ. Khuẩn từ những loại thực phẩm này có thể làm ô nhiễm thực phẩm nấu chín và thực phẩm tươi.
Để tủ lạnh ở nhiệt độ chuẩn. Nhiệt độ lạnh sẽ làm vi khuẩn tăng trưởng chậm. Hãy đảm bảo nhiệt độ của tủ lạnh ở 40 độ F hoặc lạnh hơn. Đây là cách hiệu quả giảm nguy cơ lây bệnh từ thực phẩm. Nếu không chắc chắn về nhiệt độ tủ lạnh thì bạn nên mua một chiếc nhiệt kế cho tủ lạnh ở các cửa hàng điện tử.
Không bao giờ ăn trứng sống. Ngay cả trứng sạch, còn nguyên vẹn cũng có thể nhiễm khuẩn salmonella vì vậy bạn phải ăn trứng khi nó đã đảm bảo chín.
Luôn dùng thớt riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Vi khuẩn từ thịt chưa nấu chín có thể làm ô nhiễm thực phẩm chín và thực phẩm tươi. Vì vậy mà bạn nên tách biệt 2 loại thớt khác nhau mới đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.