Hiện tượng khô miệng là bình thường khi cơ thể thiếu nước hoặc khi cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên nếu khô miệng kéo dài có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nào đó như mãn kinh vì sự thay đổi hormone dẫn đến khô các màng nhầy.Khô miệng cũng có thể là do vấn đề gì đó ở mũi khiến bạn phải thở bằng miệng như khi bị lạnh hay sốt. Hoặc cũng có thể do bị hẹp đường thở khoang mũi Các loại thuốc có tác dụng thông mũi làm các mạch máu ở các màng nhầy co lại. Tác động gián tiếp của thuốc là làm chất lỏng lưu thông ít hơn vào khoang mũi. Nếu dùng lâu sẽ gây khô mũi và khô miệng. Nước súc miệng có chứa cồn là con dao hai lưỡi vì vừa diệt các vi khuẩn có hại trong miệng vừa gây khô miệng. Nước bọt chính là chất làm sạch tự nhiên cho miệng, ngăn ngừa sâu răng và viêm lợi, nếu khô miệng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ của nước bọt. Do vậy chỉ nên chọn nước súc miệng không có cồn. Khô miệng còn do tác động của của dư thừa axit hay còn gọi là chứng ợ nóng. Khi axit trào ngược lên thực quản rồi đến cổ họng gây ngứa và viêm, cổ họng và miệng sẽ bị khô. Uống quá nhiều đồ uống chứa caffein cũng có thể dẫn đến khô miệng. Caffein là một chất lợi tiểu, nghĩa là bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, chất tannin có trong cà phê và một số loại trà cũng có thể khiến bạn bị khô miệng. Những người bị tiểu đường có chỉ số đường huyết cao cũng sẽ bị khô miệng. Ngoài mệt mỏi và sút cân thì dấu hiệu của sự gia tăng đường huyết là đi tiểu thường xuyên vì lúc này thận mất khả năng tái hấp thu chất lỏng mà thải ngay qua đường tiểu làm cơ thể mất nước. Những bệnh như viêm thấp khớp, luput hoặc viêm mạch máu cũng có thể dẫn đến hội chứng Sjögren thứ phát khiến hệ miễn dịch tấn công vào các tuyến nước mắt và nước bọt gây khô mắt và khô miệng. Khô miệng là một tác dụng phụ rất hay gặp của hơn 400 loại thuốc. Các loại thuốc chữa ung thư như xạ trị và hóa trị cũng có thể gây khô miệng. Vì vậy các bệnh nhân ung thư thường phải ngậm đá lạnh để giảm bớt khó chịu.
Hiện tượng khô miệng là bình thường khi cơ thể thiếu nước hoặc khi cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên nếu khô miệng kéo dài có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nào đó như mãn kinh vì sự thay đổi hormone dẫn đến khô các màng nhầy.
Khô miệng cũng có thể là do vấn đề gì đó ở mũi khiến bạn phải thở bằng miệng như khi bị lạnh hay sốt. Hoặc cũng có thể do bị hẹp đường thở khoang mũi
Các loại thuốc có tác dụng thông mũi làm các mạch máu ở các màng nhầy co lại. Tác động gián tiếp của thuốc là làm chất lỏng lưu thông ít hơn vào khoang mũi. Nếu dùng lâu sẽ gây khô mũi và khô miệng.
Nước súc miệng có chứa cồn là con dao hai lưỡi vì vừa diệt các vi khuẩn có hại trong miệng vừa gây khô miệng. Nước bọt chính là chất làm sạch tự nhiên cho miệng, ngăn ngừa sâu răng và viêm lợi, nếu khô miệng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ của nước bọt. Do vậy chỉ nên chọn nước súc miệng không có cồn.
Khô miệng còn do tác động của của dư thừa axit hay còn gọi là chứng ợ nóng. Khi axit trào ngược lên thực quản rồi đến cổ họng gây ngứa và viêm, cổ họng và miệng sẽ bị khô.
Uống quá nhiều đồ uống chứa caffein cũng có thể dẫn đến khô miệng. Caffein là một chất lợi tiểu, nghĩa là bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, chất tannin có trong cà phê và một số loại trà cũng có thể khiến bạn bị khô miệng.
Những người bị tiểu đường có chỉ số đường huyết cao cũng sẽ bị khô miệng. Ngoài mệt mỏi và sút cân thì dấu hiệu của sự gia tăng đường huyết là đi tiểu thường xuyên vì lúc này thận mất khả năng tái hấp thu chất lỏng mà thải ngay qua đường tiểu làm cơ thể mất nước.
Những bệnh như viêm thấp khớp, luput hoặc viêm mạch máu cũng có thể dẫn đến hội chứng Sjögren thứ phát khiến hệ miễn dịch tấn công vào các tuyến nước mắt và nước bọt gây khô mắt và khô miệng.
Khô miệng là một tác dụng phụ rất hay gặp của hơn 400 loại thuốc. Các loại thuốc chữa ung thư như xạ trị và hóa trị cũng có thể gây khô miệng. Vì vậy các bệnh nhân ung thư thường phải ngậm đá lạnh để giảm bớt khó chịu.