Khi chất cồn khi vào cơ thể, nếu vượt quá mức cho phép dù chỉ rất ít cũng sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe thể chất và tâm thần. Nó làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu ngoại biên vì thế cho nên sau khi dùng đồ uống có cồn chúng ta lại có cảm giác ấm lên. Tuy nhiên, nếu uống rượu chống rét trong những ngày rét đậm, rét hại bạn có thể phải đối mặt với các nguy cơ sau.Dễ bị đột tử. Theo các chuyên gia y tế, khi uống rượu bia, mạch máu giãn, tim đập nhanh vì vậy người có cảm giác ấm nóng lên. Nếu sau khi uống rượu phải làm việc hay tập luyện thể thao trong môi trường lạnh giá sẽ rất dễ bị cảm, viêm phổi, huyết áp tăng cao gây tai biến. Cụ thể là khi uống rượu, các mạch máu sẽ giãn ra, nếu gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại, huyết áp dễ tăng vọt gây tai biến, có thể dẫn đến tử vong.Gây niêm mạc ruột, ngộ độc rượu. Ngoài ra, khi uống bia rượu, đồ ăn có nhiều thịt, chất béo... sẽ làm láng niêm mạc ruột. Nếu uống bia rượu ở nhà, sau đó đi nằm luôn thì rượu sẽ ngấm vào từ từ, ngấm nhẹ. Thế nhưng nếu uống bia rượu ngoài đường, sau khi ăn xong vận động trong trời lạnh khiến các màng mỡ bao phủ niêm mạc ruột có thể vỡ ra, rượu có thể ồ ạt thấm qua niêm mạc vào máu gây ngộ độc rượu.Gây viêm gan. Trong một số trường hợp sau khi uống rượu, bia vào có cảm giác nhức đầu và dùng thuốc giảm đau với thuốc thông thường là Panadol, đây là điều hết sức nguy hiểm vì rượu có thể gây tổn thương gan dù uống ít nếu dùng chung với thuốc có chứa acetaminophen như Panadol…Tăng nguy cơ bị gút. Lượng cồn tồn lưu trong cơ thể quá nhiều nên gây ra bệnh gút (gout). Khi uống nhiều bia, rượu vào cơ thể, lượng cồn dư thừa chúng tích tụ lại, gây ra những rối loạn trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sự tích tụ chất cồn trong các ổ khớp sẽ dẫn đến bệnh gút.Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Sau khi được đưa vào cơ thể, dạ dày là trạm dừng chân đầu tiên của cồn. Chỉ trong vòng 5 phút, 20% lượng bia, rượu uống vào sẽ lập tức khuếch tán vào máu. Phần bia, rượu còn tồn lưu tại dạ dày sẽ làm suy yếu các biểu mô bảo vệ dạ dày, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm với các triệu chứng như ợ nóng, viêm loét và chảy máu.Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khẳng định uống rượu không có tác dụng chống lại cái lạnh như mọi người vẫn nhầm tưởng. Vì thế mọi người không nên uống rượu mà nên ăn các thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng, chất béo, protein... Có thể uống canh nóng, trà nóng hoặc nước gừng có tác dụng ủ ấm cơ thể mà vẫn tốt cho sức khỏe.
Khi chất cồn khi vào cơ thể, nếu vượt quá mức cho phép dù chỉ rất ít cũng sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe thể chất và tâm thần. Nó làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu ngoại biên vì thế cho nên sau khi dùng đồ uống có cồn chúng ta lại có cảm giác ấm lên. Tuy nhiên, nếu uống rượu chống rét trong những ngày rét đậm, rét hại bạn có thể phải đối mặt với các nguy cơ sau.
Dễ bị đột tử. Theo các chuyên gia y tế, khi uống rượu bia, mạch máu giãn, tim đập nhanh vì vậy người có cảm giác ấm nóng lên. Nếu sau khi uống rượu phải làm việc hay tập luyện thể thao trong môi trường lạnh giá sẽ rất dễ bị cảm, viêm phổi, huyết áp tăng cao gây tai biến. Cụ thể là khi uống rượu, các mạch máu sẽ giãn ra, nếu gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại, huyết áp dễ tăng vọt gây tai biến, có thể dẫn đến tử vong.
Gây niêm mạc ruột, ngộ độc rượu. Ngoài ra, khi uống bia rượu, đồ ăn có nhiều thịt, chất béo... sẽ làm láng niêm mạc ruột. Nếu uống bia rượu ở nhà, sau đó đi nằm luôn thì rượu sẽ ngấm vào từ từ, ngấm nhẹ. Thế nhưng nếu uống bia rượu ngoài đường, sau khi ăn xong vận động trong trời lạnh khiến các màng mỡ bao phủ niêm mạc ruột có thể vỡ ra, rượu có thể ồ ạt thấm qua niêm mạc vào máu gây ngộ độc rượu.
Gây viêm gan. Trong một số trường hợp sau khi uống rượu, bia vào có cảm giác nhức đầu và dùng thuốc giảm đau với thuốc thông thường là Panadol, đây là điều hết sức nguy hiểm vì rượu có thể gây tổn thương gan dù uống ít nếu dùng chung với thuốc có chứa acetaminophen như Panadol…
Tăng nguy cơ bị gút. Lượng cồn tồn lưu trong cơ thể quá nhiều nên gây ra bệnh gút (gout). Khi uống nhiều bia, rượu vào cơ thể, lượng cồn dư thừa chúng tích tụ lại, gây ra những rối loạn trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sự tích tụ chất cồn trong các ổ khớp sẽ dẫn đến bệnh gút.
Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Sau khi được đưa vào cơ thể, dạ dày là trạm dừng chân đầu tiên của cồn. Chỉ trong vòng 5 phút, 20% lượng bia, rượu uống vào sẽ lập tức khuếch tán vào máu. Phần bia, rượu còn tồn lưu tại dạ dày sẽ làm suy yếu các biểu mô bảo vệ dạ dày, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm với các triệu chứng như ợ nóng, viêm loét và chảy máu.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khẳng định uống rượu không có tác dụng chống lại cái lạnh như mọi người vẫn nhầm tưởng. Vì thế mọi người không nên uống rượu mà nên ăn các thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng, chất béo, protein... Có thể uống canh nóng, trà nóng hoặc nước gừng có tác dụng ủ ấm cơ thể mà vẫn tốt cho sức khỏe.