Thời tiết miền Bắc thường nay đổi liên tục nay nóng mai đã thành rét đậm, rét hại. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ khiến bạn bị ốm, thậm chí bị sốc nhiệt mùa đông do cơ thể không thích nghi kịp. Sốc nhiệt là trạng thái nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong do nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Người bị sốc nhiệt thường có biểu hiện thở nhanh, hơi thở không sâu, tim đập nhanh, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, đổ mồ hôi hoặc ngất xỉu…Việc giảm nhiệt độ đột ngột còn có thể gây ra một số bệnh khác như nổi mề đay, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây liệt mặt, méo miệng, đột quỵ.Để sơ cứu, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân sốc nhiệt đến nơi có nhiệt độ ổn định và gọi cấp cứu kịp thời. Để phòng chống sốc nhiệt trong những ngày rét đậm, bạn cần giữ ấm cơ thể, ăn uống điều độ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên tập thể dục để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Giữ ấm cơ thể: Cần mặc ấm khi đi xe máy hoặc làm việc ngoài trời đặc biệt là khi ban đêm hoặc sáng sớm. Cần đặc biệt giữ ấm các bộ phận như bàn chân, tay, ngực, cổ, đầu, mũi. Nếu đang ngồi trong phòng điều hòa, bạn cần phải mặc đủ ấm và mở cửa từ từ trước khi bước ra ngoài không khí lạnh.Ăn uống điều độ: Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể có nhiều năng lượng chống rét cũng như phòng ngừa các bệnh thường gặp mùa đông. Bạn nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh để tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng và cân đối các nhóm dưỡng chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bạn cũng có thể sử dụng các gia vị có tính ấm như hành, tỏi, gừng, quế… để tăng tính ấm cho món ăn và kích thích tiêu hóa. Hạn chế ăn đồ lạnh để tránh nguy cơ khó tiêu và viêm họng.
Vệ sinh cá nhân: Hãy rửa tay xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối để sát khuẩn và phòng trống nhưng virut có hại, dễ gây bệnh mùa đông. Bên cạnh đó, bạn cũng nên súc miệng bằng nước muối sinh lý vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Hãy duy trì thói quen tắm hàng ngày bằng nước ấm nhưng không nên tắm quá lâu hoặc tắm khuya. Tập thể dục: Rèn luyện cơ thể thường xuyên là thói quen tốt cho sức khỏe. Trong mùa đông, bạn không nên đi tập quá sớm và nên khởi động ít nhất 10 – 20 phút trước khi tập. Thời điểm phù hợp nhất trong ngày để tập thể dục vào mùa đông là 15-17h hoặc 17-19h. Khi đó, thời tiết ấm áp nhất trong ngày, đồng thời cơ thể chúng ta cũng khỏe mạnh nhất, có thể đốt được nhiều calo khi tập.
Thời tiết miền Bắc thường nay đổi liên tục nay nóng mai đã thành rét đậm, rét hại. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ khiến bạn bị ốm, thậm chí bị sốc nhiệt mùa đông do cơ thể không thích nghi kịp. Sốc nhiệt là trạng thái nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong do nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
Người bị sốc nhiệt thường có biểu hiện thở nhanh, hơi thở không sâu, tim đập nhanh, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, đổ mồ hôi hoặc ngất xỉu…
Việc giảm nhiệt độ đột ngột còn có thể gây ra một số bệnh khác như nổi mề đay, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây liệt mặt, méo miệng, đột quỵ.
Để sơ cứu, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân sốc nhiệt đến nơi có nhiệt độ ổn định và gọi cấp cứu kịp thời.
Để phòng chống sốc nhiệt trong những ngày rét đậm, bạn cần giữ ấm cơ thể, ăn uống điều độ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên tập thể dục để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Giữ ấm cơ thể: Cần mặc ấm khi đi xe máy hoặc làm việc ngoài trời đặc biệt là khi ban đêm hoặc sáng sớm. Cần đặc biệt giữ ấm các bộ phận như bàn chân, tay, ngực, cổ, đầu, mũi. Nếu đang ngồi trong phòng điều hòa, bạn cần phải mặc đủ ấm và mở cửa từ từ trước khi bước ra ngoài không khí lạnh.
Ăn uống điều độ: Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể có nhiều năng lượng chống rét cũng như phòng ngừa các bệnh thường gặp mùa đông. Bạn nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh để tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng và cân đối các nhóm dưỡng chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bạn cũng có thể sử dụng các gia vị có tính ấm như hành, tỏi, gừng, quế… để tăng tính ấm cho món ăn và kích thích tiêu hóa. Hạn chế ăn đồ lạnh để tránh nguy cơ khó tiêu và viêm họng.
Vệ sinh cá nhân: Hãy rửa tay xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối để sát khuẩn và phòng trống nhưng virut có hại, dễ gây bệnh mùa đông. Bên cạnh đó, bạn cũng nên súc miệng bằng nước muối sinh lý vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Hãy duy trì thói quen tắm hàng ngày bằng nước ấm nhưng không nên tắm quá lâu hoặc tắm khuya.
Tập thể dục: Rèn luyện cơ thể thường xuyên là thói quen tốt cho sức khỏe. Trong mùa đông, bạn không nên đi tập quá sớm và nên khởi động ít nhất 10 – 20 phút trước khi tập. Thời điểm phù hợp nhất trong ngày để tập thể dục vào mùa đông là 15-17h hoặc 17-19h. Khi đó, thời tiết ấm áp nhất trong ngày, đồng thời cơ thể chúng ta cũng khỏe mạnh nhất, có thể đốt được nhiều calo khi tập.