Thông tin nghệ sĩ Giang còi mắc ung thư hạ họng giai đoạn 3, quyết định từ chối truyền hóa chất khiến người hâm mộ không khỏi xót xa. Được biết, ung thư hạ họng là bệnh khi những khối u xuất phát từ vùng hạ họng hình thành. Khu vực này chia theo 3 vùng: xoang lê, vùng sau nhẫn phễu, vùng thành sau hạ họng.
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của người bệnh là tình trạng khó nuốt, nuốt vướng ngày càng tăng. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ có cảm giác vướng họng nhưng sau đó các cơn đau ngày càng kéo dài, có thể kèm đau tai.
|
Mắc ung thư hạ họng, việc ăn uống của nghệ sĩ Giang còi hết sức khó khăn. Nguồn: Nguoiduatin. |
Để giúp bệnh nhân chống chọi với bệnh tật, chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh tuyệt đối không vì đau mà bỏ ăn. Việc bỏ bữa khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng, sức đề kháng suy giảm. Từ đó, tế bào ung thư càng có cơ hội phát triển nhanh hơn.
Thực tế, những ai có sức đề kháng tốt sẽ có khả năng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngược lại, những bệnh nhân không có sức đề kháng, nhịn ăn gây suy kiệt về tinh thần, thể lực trước khi chết vì ung thư.
Về nguyên tắc dinh dưỡng cho người ung thư hạ họng, bệnh nhân cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất ở mức cân đối.
Bệnh nhân ung thư hạ họng thường rất đau, khó nuốt. Do vậy, nên chuẩn bị thức ăn dưới dạng mềm, lỏng. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Ăn nhiều nhất có thể bất cứ lúc nào muốn ăn và ăn ngon miệng.
Để bổ sung dưỡng chất thiếu hụt, bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng các loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư. Việc uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút cũng được khuyến khích. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng.
Trường hợp khối u làm hẹp hầu họng, gây khó nuốt, không nuốt được khiến bệnh nhân chỉ ăn dưới 60% nhu cầu dinh dưỡng thì nên mở thông dạ dày để nuôi dưỡng càng sớm càng tốt.
Ngoài việc tuân theo nguyên tắc dinh dưỡng trên, bệnh nhân K hạ họng nên ưu tiên thực phẩm “thân thiện” như rau lá xanh trong các bữa chính. Nguyên nhân bởi, rau lá xanh chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa.
Đáng lưu ý, việc nấu chín dễ khiến dưỡng chất trong rau bị hao hụt. Bởi bệnh nhân thường khó nuốt không thể ăn sống nên có thể hấp sơ hoặc ép lấy nước uống.
Ở bữa phụ, các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí, hạt lanh, đậu cũng có tác dụng tích cực, cung cấp chất đạm nhưng không nên ăn nhiều quá.
Về đồ uống, nên sử dụng các loại trà hoặc lá thảo dược như gừng tươi, bạc hà, sả, lá chanh... Cố gắng không sử dụng nước máy để chế biến thức ăn do nguồn nước này chứa chlorine và fluoride ảnh hưởng quá trình điều trị. Có thể sử dụng nước tinh khiết, nước suối (không có gas). Nếu buộc phải sử dụng nước máy thì phải đun sôi trong 10 phút để chlorine bay hết. Đồng thời nên dùng đầu lọc tại vòi để lọc bớt fluoride.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, bệnh nhân cần tuyệt đối tránh đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ do các tế bào ung thư rất “thích” đường, chất béo. Khẩu phần càng nhiều những chất này thì tế bào gây bệnh phát triển càng mạnh.
Các loại đồ ăn cản trở các phương pháp chữa bệnh như chlorine, fluoride, các hóa chất độc hại, đồ uống có cồn, café… cần phải tránh xa.
Hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn các loại muối tinh chế. Chỉ ăn muối biển tự nhiên, chưa tinh chế (sea salt).