Lẩu cá linh bông điên điển: Tuy là một món ăn bình dị, nhưng đây là đặc sản nổi tiếng, một niềm tự hào của người dân miền Tây mỗi mùa nước nổi. Mùa nước nổi của Đồng Tháp bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, thời điểm này có rất nhiều cá linh. Món lẩu cá linh hoa điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước lẩu, bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà. Ảnh: TL.Chuột quay lu Cao Lãnh: Được người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê" bởi thịt chuột quay da giòn tan, thịt thơm và mềm thật là ngon không kém gì thịt nai rừng. Chuột quay lu phải là những chú chuột đồng đã ăn no lúa chín, béo múp míp vì thế chuột sau mùa gặt béo múp là ngon nhất. Ảnh: TL.Cá lóc nướng trui cuốn lá sen: Cá lóc được bắt từ ao, ngọt và ít xương, phải nướng làm sao cho lớp da bên ngoài cháy xém mà không bị khét, vẫn giữ được độ giòn. Khi dọn ra đĩa, chỉ cần phết thêm chút mỡ hành và rắc thêm ít đậu phộng là được. Ăn cá lóc nướng phải cuốn với lá sen non, chấm với nước mắm tỏi ớt chua cay vừa miệng. Ảnh: TL.Dồi lươn rim nước cốt dừa: Đây là món ăn khoái khẩu của người dân vùng Đồng Tháp Mười, mang hương vị đặc trưng của nước dừa, hành và đậu phộng rất hấp dẫn. Miếng dồi lươn chắc thịt đẫm nước cốt dừa rim đặc sánh, đậm đà gia vị, thơm bùi của đậu phộng, hành tây trông vô cùng bắt mắt và hấp dẫn. Ảnh: TL.Bánh phồng tôm Sa Giang: Dưới bàn tay chế biến khéo léo của người dân địa phương, các loài tôm nước ngọt như tôm tích, tép mòng, tép ròng… đã trở thành bánh phồng tôm Sa Giang. Bánh phồng tôm Sa Giang ở xứ Sa Đéc ngày nay đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, có mặt ở khắp mọi nơi và là một mặt hàng thực phẩm xuất khẩu rất được ưa chuộng ở nước ngoài. Ảnh: TL.Hủ tiếu Sa Đéc: Mặc dù không được nổi tiếng như hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Sa Đéc vẫn sở hữu một giá trị đặc biệt trong lòng những người sành ăn khó giải thích. Sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc vừa phải, mềm nhưng không bở, không dai, vị không chua, đặc biệt là thơm mùi gạo mới và có màu trắng tươi như sữa. Nước lèo hủ tiếu cũng được nấu khá công phu với xương lợn, phải đun rồi hớt bọt sủi thì nước lèo mới trong và có hương vị độc đáo, và đây cũng được coi là một bí quyết nấu nước lèo của người dân địa phương. Ảnh: TL.Dồi rắn Đồng Tháp: Đây là món đặc sản Đông Tháp bởi chỉ mùa nước nổi mới có món ăn này, cùng với thứ hương vị lạ lùng không giống bất kỳ món ăn nào và cũng bởi đó là món dành chỉ dành để thết đãi bạn chí cốt, thâm giao lắm nên món ăn càng trở nên đặc biệt hơn. Ảnh: TL.Cơm gói lá sen: Cơm được nấu bằng gạo huyết rồng với hạt sen hấp chín và muối mè, gói trong lá sen. Món ăn được mang ra sẽ có màu sắc hài hòa của nguyên liệu, gia vị đậm đà cùng hương sen hấp dẫn… như đến cho người ăn cảm giác lạ miệng. Bạn nhai càng kĩ sẽ cảm thấy có vị ngọt và bùi nhờ tinh chất hột sen và mè tan hòa trong nước bọt. Ảnh: TL.Ốc lác treo giàn bếp Đồng Tháp: Nếu đến Đồng Tháp mà bạn đã từng có dịp thử món ốc treo giàn bếp, chắc chắn, hương vị đặc trưng của nó sẽ khiến bạn khó có thể quên được. Ốc lác được bắt về đem về rửa sạch, đựng trong giỏ đan bằng tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp. Ốc lác treo giàn bếp để lâu 4-5 tháng vẫn sống. Ốc treo giàn bếp béo mập, để hàng ngày khi nấu cơm khói xông vào giỏ đựng ốc, ốc sẽ ngửi khói xông lên là đạt yêu cầu. Thưởng thức món ốc lác treo giàn bếp phải từ từ, thịt ốc vừa mềm, béo ngậy, vừa ngọt, vừa cay của vị ớt lại thơm nồng của sả, thật không thể tả nổi. Ảnh: TL.Nem Lai Vung: "“Lai Vung là xứ lạ lùng/ Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”. Đây là món ăn dân dã có thương hiệu nổi tiếng lâu nay của người dân địa phương được làm với công thức đặc biệt đến mức hiếm có nơi nào giống. Nem chua khi ăn có vị ngọt của thịt và vị chua của nem, còn nem nướng cũng là loại nem chua nhưng dùng khi nem chưa lên men, nưóng trên vỉ than đỏ hồng, ăn kèm với bún, rau thơm, nước chấm mùi vị đậm đà thơm ngon. Ảnh: TL.Bông súng mắm kho: Món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà khó quên mà không phải nơi nào cũng có được. Mắm kho ngon nhất là chấm với bông súng ở đìa, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng, cọng nhỏ, ăn mới mềm, ngọt…Ảnh: TL.
Lẩu cá linh bông điên điển: Tuy là một món ăn bình dị, nhưng đây là đặc sản nổi tiếng, một niềm tự hào của người dân miền Tây mỗi mùa nước nổi. Mùa nước nổi của Đồng Tháp bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, thời điểm này có rất nhiều cá linh. Món lẩu cá linh hoa điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước lẩu, bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà. Ảnh: TL.
Chuột quay lu Cao Lãnh: Được người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê" bởi thịt chuột quay da giòn tan, thịt thơm và mềm thật là ngon không kém gì thịt nai rừng. Chuột quay lu phải là những chú chuột đồng đã ăn no lúa chín, béo múp míp vì thế chuột sau mùa gặt béo múp là ngon nhất. Ảnh: TL.
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen: Cá lóc được bắt từ ao, ngọt và ít xương, phải nướng làm sao cho lớp da bên ngoài cháy xém mà không bị khét, vẫn giữ được độ giòn. Khi dọn ra đĩa, chỉ cần phết thêm chút mỡ hành và rắc thêm ít đậu phộng là được. Ăn cá lóc nướng phải cuốn với lá sen non, chấm với nước mắm tỏi ớt chua cay vừa miệng. Ảnh: TL.
Dồi lươn rim nước cốt dừa: Đây là món ăn khoái khẩu của người dân vùng Đồng Tháp Mười, mang hương vị đặc trưng của nước dừa, hành và đậu phộng rất hấp dẫn. Miếng dồi lươn chắc thịt đẫm nước cốt dừa rim đặc sánh, đậm đà gia vị, thơm bùi của đậu phộng, hành tây trông vô cùng bắt mắt và hấp dẫn. Ảnh: TL.
Bánh phồng tôm Sa Giang: Dưới bàn tay chế biến khéo léo của người dân địa phương, các loài tôm nước ngọt như tôm tích, tép mòng, tép ròng… đã trở thành bánh phồng tôm Sa Giang. Bánh phồng tôm Sa Giang ở xứ Sa Đéc ngày nay đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, có mặt ở khắp mọi nơi và là một mặt hàng thực phẩm xuất khẩu rất được ưa chuộng ở nước ngoài. Ảnh: TL.
Hủ tiếu Sa Đéc: Mặc dù không được nổi tiếng như hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Sa Đéc vẫn sở hữu một giá trị đặc biệt trong lòng những người sành ăn khó giải thích. Sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc vừa phải, mềm nhưng không bở, không dai, vị không chua, đặc biệt là thơm mùi gạo mới và có màu trắng tươi như sữa. Nước lèo hủ tiếu cũng được nấu khá công phu với xương lợn, phải đun rồi hớt bọt sủi thì nước lèo mới trong và có hương vị độc đáo, và đây cũng được coi là một bí quyết nấu nước lèo của người dân địa phương. Ảnh: TL.
Dồi rắn Đồng Tháp: Đây là món đặc sản Đông Tháp bởi chỉ mùa nước nổi mới có món ăn này, cùng với thứ hương vị lạ lùng không giống bất kỳ món ăn nào và cũng bởi đó là món dành chỉ dành để thết đãi bạn chí cốt, thâm giao lắm nên món ăn càng trở nên đặc biệt hơn. Ảnh: TL.
Cơm gói lá sen: Cơm được nấu bằng gạo huyết rồng với hạt sen hấp chín và muối mè, gói trong lá sen. Món ăn được mang ra sẽ có màu sắc hài hòa của nguyên liệu, gia vị đậm đà cùng hương sen hấp dẫn… như đến cho người ăn cảm giác lạ miệng. Bạn nhai càng kĩ sẽ cảm thấy có vị ngọt và bùi nhờ tinh chất hột sen và mè tan hòa trong nước bọt. Ảnh: TL.
Ốc lác treo giàn bếp Đồng Tháp: Nếu đến Đồng Tháp mà bạn đã từng có dịp thử món ốc treo giàn bếp, chắc chắn, hương vị đặc trưng của nó sẽ khiến bạn khó có thể quên được. Ốc lác được bắt về đem về rửa sạch, đựng trong giỏ đan bằng tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp. Ốc lác treo giàn bếp để lâu 4-5 tháng vẫn sống. Ốc treo giàn bếp béo mập, để hàng ngày khi nấu cơm khói xông vào giỏ đựng ốc, ốc sẽ ngửi khói xông lên là đạt yêu cầu. Thưởng thức món ốc lác treo giàn bếp phải từ từ, thịt ốc vừa mềm, béo ngậy, vừa ngọt, vừa cay của vị ớt lại thơm nồng của sả, thật không thể tả nổi. Ảnh: TL.
Nem Lai Vung: "“Lai Vung là xứ lạ lùng/ Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”. Đây là món ăn dân dã có thương hiệu nổi tiếng lâu nay của người dân địa phương được làm với công thức đặc biệt đến mức hiếm có nơi nào giống. Nem chua khi ăn có vị ngọt của thịt và vị chua của nem, còn nem nướng cũng là loại nem chua nhưng dùng khi nem chưa lên men, nưóng trên vỉ than đỏ hồng, ăn kèm với bún, rau thơm, nước chấm mùi vị đậm đà thơm ngon. Ảnh: TL.
Bông súng mắm kho: Món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà khó quên mà không phải nơi nào cũng có được. Mắm kho ngon nhất là chấm với bông súng ở đìa, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng, cọng nhỏ, ăn mới mềm, ngọt…Ảnh: TL.