Bất cẩn bị ngã gây sưng tấy rất thường gặp, đặc biệt là trẻ nhỏ. Lúc này, nhiều người sẽ tận dụng khăn lạnh hoặc đá chườm lên vết tấy.Giải thích về việc có nên chườm đá lạnh giảm đau, các bác sĩ Khoa Vi phẫu Tay-Chân-Mắt cá chân thuộc Bệnh viện Y học Cổ truyền Chu Hải (thuộc Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Đông) giải thích như sau.Công dụng của đá lạnh. Chườm đá lạnh là cách tận dụng tác dụng đông lạnh tại chỗ ở da, cơ, mạch máu và các mô để co mạch cục bộ, ức chế viêm, giảm đau và giảm sưng. Cách làm này thường được sử dụng trong tình trạng viêm cấp tính do chấn thương. Bên cạnh đó, chườm đá lạnh còn giúp giảm chấn thương thứ phát, thiếu máu cục bộ và tổn thương cấu trúc.Thời điểm nên chườm đá. Bạn có thể chườm đá lạnh sau khi bị tấy, càng sớm càng tốt. Chườm đá lên vùng bị đỏ, sưng, nóng và đau cục bộ.Ngoài ra, chườm đá lạnh còn mang lại tác dụng chống mệt mỏi và các chấn thương mãn tính do thoái hóa như đau thắt lưng và cổ, mỏi cơ... Nếu vùng sưng tấy rộng, cố gắng di chuyển túi đá đều đặn trong quá trình thực hiện để đảm bảo toàn bộ vùng da tiếp xúc với đá.Cách chườm đá an toàn. Khi chườm đá, bạn nên chọn các túi chườm đá được bán trong các cửa hàng thiết bị y tế. Nếu không mua, bạn cũng có thể tự chế một chiếc túi tạm thời để chườm cho bản thân.Tuyệt đối không nên chườm đá quá lâu. Thời gian phù hợp sẽ giúp co mạch máu, giảm viêm và giảm sưng đau. Ngược lại, kéo dài thời gian chườm sẽ gây phản xạ giãn nở mạch máu, khiến tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy cục bộ nặng hơn.Để đạt hiệu quả cao nhất, trong quá trình chườm đá, không nên để túi đá, cục nước đá tiếp xúc trực tiếp với da để tránh bị tê cóng, nên dùng khăn để bảo vệ vùng bị thương.Chườm đá 20-30 phút mỗi lần, cách nhau ít nhất 30 phút. Chỉ cần chườm đá 3-4 lần một ngày là đủ có tác dụng giảm sưng viêm hiệu quả.Chuyên gia sức khỏe cũng đặc biệt nhấn mạnh những trường hợp không thích hợp áp dụng chườm đá giảm đau như: Bệnh nhân mắc các bệnh mạch máu, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và hội chứng Raynaud.Những người bị rối loạn cảm giác hoặc nhạy cảm với nhiệt độ thấp và nổi mề đay nghiêm trọng do nhiệt độ thấp; Sau khi mổ, vết mổ chưa lành hoặc sau khi mổ vạt, không được chườm đá cục bộ. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi thế nào nếu dừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews
Bất cẩn bị ngã gây sưng tấy rất thường gặp, đặc biệt là trẻ nhỏ. Lúc này, nhiều người sẽ tận dụng khăn lạnh hoặc đá chườm lên vết tấy.
Giải thích về việc có nên chườm đá lạnh giảm đau, các bác sĩ Khoa Vi phẫu Tay-Chân-Mắt cá chân thuộc Bệnh viện Y học Cổ truyền Chu Hải (thuộc Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Đông) giải thích như sau.
Công dụng của đá lạnh. Chườm đá lạnh là cách tận dụng tác dụng đông lạnh tại chỗ ở da, cơ, mạch máu và các mô để co mạch cục bộ, ức chế viêm, giảm đau và giảm sưng. Cách làm này thường được sử dụng trong tình trạng viêm cấp tính do chấn thương. Bên cạnh đó, chườm đá lạnh còn giúp giảm chấn thương thứ phát, thiếu máu cục bộ và tổn thương cấu trúc.
Thời điểm nên chườm đá. Bạn có thể chườm đá lạnh sau khi bị tấy, càng sớm càng tốt. Chườm đá lên vùng bị đỏ, sưng, nóng và đau cục bộ.
Ngoài ra, chườm đá lạnh còn mang lại tác dụng chống mệt mỏi và các chấn thương mãn tính do thoái hóa như đau thắt lưng và cổ, mỏi cơ... Nếu vùng sưng tấy rộng, cố gắng di chuyển túi đá đều đặn trong quá trình thực hiện để đảm bảo toàn bộ vùng da tiếp xúc với đá.
Cách chườm đá an toàn. Khi chườm đá, bạn nên chọn các túi chườm đá được bán trong các cửa hàng thiết bị y tế. Nếu không mua, bạn cũng có thể tự chế một chiếc túi tạm thời để chườm cho bản thân.
Tuyệt đối không nên chườm đá quá lâu. Thời gian phù hợp sẽ giúp co mạch máu, giảm viêm và giảm sưng đau. Ngược lại, kéo dài thời gian chườm sẽ gây phản xạ giãn nở mạch máu, khiến tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy cục bộ nặng hơn.
Để đạt hiệu quả cao nhất, trong quá trình chườm đá, không nên để túi đá, cục nước đá tiếp xúc trực tiếp với da để tránh bị tê cóng, nên dùng khăn để bảo vệ vùng bị thương.
Chườm đá 20-30 phút mỗi lần, cách nhau ít nhất 30 phút. Chỉ cần chườm đá 3-4 lần một ngày là đủ có tác dụng giảm sưng viêm hiệu quả.
Chuyên gia sức khỏe cũng đặc biệt nhấn mạnh những trường hợp không thích hợp áp dụng chườm đá giảm đau như: Bệnh nhân mắc các bệnh mạch máu, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và hội chứng Raynaud.
Những người bị rối loạn cảm giác hoặc nhạy cảm với nhiệt độ thấp và nổi mề đay nghiêm trọng do nhiệt độ thấp; Sau khi mổ, vết mổ chưa lành hoặc sau khi mổ vạt, không được chườm đá cục bộ. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi thế nào nếu dừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews