Rối loạn thận: Nếu thận không hoạt động bình thường, chất lỏng dư thừa sẽ khó thoát ra khỏi cơ thể. Điều này có thể gây phù nề trên cơ thể. Nếu khu vực xung quanh mắt bị sưng hoặc bạn cảm thấy đau giống như "điện giật" ở các chi, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo thận có vấn đề.Suy tĩnh mạch: Khi bạn bị suy tĩnh mạch, máu di chuyển từ tay chân đến tim khó khăn hơn. Điều này xảy ra khi van tĩnh mạch yếu hoặc bị tổn thương. Nó có thể gây ra sưng, dữ dội nhất ở khu vực mắt cá chân. Bạn cũng cảm thấy chân sưng đau nặng nề và xuất hiện các đốm sắc tố trên chân.Suy tim: Theo Medical News Today, khi một hoặc hai buồng tim mất khả năng vận chuyển máu hiệu quả, chúng có thể gây tắc nghẽn mạch máu ở các chi dưới. Khi đó, chân sẽ sưng lên và đau dữ dội.Huyết khối: Sưng, đau một hoặc cả hai chân, kèm theo mệt mỏi, nhiệt độ tăng ở chân, da đổi màu, có thể báo hiệu chứng bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Vấn đề này rất nguy hiểm. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.Vấn đề về gan: Theo Mayo Clinic, bạn có thể phát hiện sớm vấn đề ở gan bằng cách chú ý tới tình trạng của đôi chân. Nếu gan hoạt động bất thường, các chi bắt đầu sưng lên và mạch máu hình "mạng nhện" bắt đầu xuất hiện. Nó xảy ra khi lưu lượng máu vận chuyển giữa ruột, lá lách, tuyến tụy và gan gặp vấn đề.Vấn đề về tuyến giáp: Tình trạng bất thường ở chân cũng giúp phát hiện một số vấn đề về tuyến giáp. Nó có thể gây phù bàn chân, co thắt cơ bắp hoặc khiến bạn luôn cảm thấy lạnh.Xơ vữa động mạch: Khi bạn bị xơ vữa động mạch, bàn chân nhận quá ít máu, khiến chúng tái nhợt và đau đớn. Trong phần lớn trường hợp, mọi người bỏ qua các triệu chứng của căn bệnh này. Tuy nhiên, nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới tim, não bộ và nhiều cơ quan quan trọng khác.Bệnh tiểu đường: Theo Health Line, khi bạn bị tiểu đường, ngay cả những vết thương nhỏ ở chân cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí, một vết bầm nhỏ trên chân cũng có thể bị loét. Nó gây ra triệu chứng đau, tê như kim châm ở chân. Bệnh này thường đi kèm với tổn thương thần kinh.
Rối loạn thận: Nếu thận không hoạt động bình thường, chất lỏng dư thừa sẽ khó thoát ra khỏi cơ thể. Điều này có thể gây phù nề trên cơ thể. Nếu khu vực xung quanh mắt bị sưng hoặc bạn cảm thấy đau giống như "điện giật" ở các chi, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo thận có vấn đề.
Suy tĩnh mạch: Khi bạn bị suy tĩnh mạch, máu di chuyển từ tay chân đến tim khó khăn hơn. Điều này xảy ra khi van tĩnh mạch yếu hoặc bị tổn thương. Nó có thể gây ra sưng, dữ dội nhất ở khu vực mắt cá chân. Bạn cũng cảm thấy chân sưng đau nặng nề và xuất hiện các đốm sắc tố trên chân.
Suy tim: Theo Medical News Today, khi một hoặc hai buồng tim mất khả năng vận chuyển máu hiệu quả, chúng có thể gây tắc nghẽn mạch máu ở các chi dưới. Khi đó, chân sẽ sưng lên và đau dữ dội.
Huyết khối: Sưng, đau một hoặc cả hai chân, kèm theo mệt mỏi, nhiệt độ tăng ở chân, da đổi màu, có thể báo hiệu chứng bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Vấn đề này rất nguy hiểm. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Vấn đề về gan: Theo Mayo Clinic, bạn có thể phát hiện sớm vấn đề ở gan bằng cách chú ý tới tình trạng của đôi chân. Nếu gan hoạt động bất thường, các chi bắt đầu sưng lên và mạch máu hình "mạng nhện" bắt đầu xuất hiện. Nó xảy ra khi lưu lượng máu vận chuyển giữa ruột, lá lách, tuyến tụy và gan gặp vấn đề.
Vấn đề về tuyến giáp: Tình trạng bất thường ở chân cũng giúp phát hiện một số vấn đề về tuyến giáp. Nó có thể gây phù bàn chân, co thắt cơ bắp hoặc khiến bạn luôn cảm thấy lạnh.
Xơ vữa động mạch: Khi bạn bị xơ vữa động mạch, bàn chân nhận quá ít máu, khiến chúng tái nhợt và đau đớn. Trong phần lớn trường hợp, mọi người bỏ qua các triệu chứng của căn bệnh này. Tuy nhiên, nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới tim, não bộ và nhiều cơ quan quan trọng khác.
Bệnh tiểu đường: Theo Health Line, khi bạn bị tiểu đường, ngay cả những vết thương nhỏ ở chân cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí, một vết bầm nhỏ trên chân cũng có thể bị loét. Nó gây ra triệu chứng đau, tê như kim châm ở chân. Bệnh này thường đi kèm với tổn thương thần kinh.