Cư xử một cách chán nản: Khi con bạn bị bắt nạt ở trường, con thường có các dấu hiệu như bất an, chán nản, hay lo lắng, buồn phiền và tự ti. Sự buồn chán kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm và tệ hơn là tự tử. Vì thế, cha mẹ nên quan tâm tới con và cải thiện tình hình càng sớm càng tốt.Thói quen ăn uống thay đổi: Nếu thấy con đột nhiên có thói quen bỏ bữa hoặc bị sút cân thì cha mẹ nên trò chuyện nhiều hơn và hỏi xem liệu có chuyện gì đang xảy ra ở trường khiến con lo lắng không. Sự lắng nghe chân thành của cha mẹ sẽ khiến con dễ giãi bày hơn nếu thực sự con đang bị bắt nạt ở trường.Gặp vấn đề về giấc ngủ: Thường xuyên gặp ác mộng, thức giấc vào giữa đêm hay luôn cảm thấy mệt mỏi là những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt mà cha mẹ cần quan tâm bởi tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và kết quả học tập của trẻ.Chỉ thích ở một mình: Khi con chỉ muốn ở một mình trong phòng và thu mình với chính các thành viên trong gia đình thì đã đến lúc cha mẹ phải “vào cuộc” để động viên con nói thật về tình trạng của mình và giúp con vượt qua quãng thời gian khó khăn này.Cư xử tệ với mọi người trong gia đình: Nếu con gái bạn luôn yêu thương anh chị em của mình đột nhiên trêu chọc và chế giễu họ hay con trai bạn trước giờ luôn là đứa trẻ ngoan thì nay lại trở nên xấu tính thì có thể con đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực khi là nạn nhân của bạo lực học đường.Không muốn đến trường: Nếu con bạn viện đủ lý do để không phải đến trường thì chắc chắn đã có vấn đề xảy ra. Bởi khi, ở nhà chính là giải pháp tốt nhất con có thể nghĩ ra để tự bảo vệ mình khỏi những kẻ xấu tính tại trường.Kết quả học tập giảm sút: Kết quả học kém đi và việc bị bắt nạt có mối liên hệ với nhau. Khi bị bạn bè bắt nạt, con sẽ không chú ý bài giảng, tự ti, ít tham gia các hoạt động trên lớp và thành tích học tập sa sút. Hơn nữa, giáo viên nếu không tìm hiểu kĩ sẽ nghĩ là trẻ không có động lực học tập thay vì cho là trẻ bị bắt nạt.Xuất hiện những vết thương trên cơ thể: Nếu trên cơ thể con xuất hiện các vết bầm tím và con không giải thích với bạn lý do của những vết thương đó thì nhiều khả năng con muốn che giấu việc mình bị bắt nạt ở trường. Lúc này, bạn hãy bình tĩnh và trò chuyện với con để tìm ra cách giúp con giải quyết vấn đề.Nói những điều tiêu cực về bản thân: “Con trông thật xấu xí”, “Con béo quá”, “Chẳng ai thích con cả”…Những điều tiêu cực con tự nói về mình có thể giúp bạn nhận biết liệu con có đang bị bắt nạt không? Cha mẹ cần giúp con tự tin vào bản thân mình hơn và cho chúng biết bạn luôn yêu thương và ủng hộ con.Tự làm tổn thương mình hoặc có ý định tự tử: Khi xuất hiện dấu hiệu này thì chứng tỏ tình trạng của con đang vô cùng nghiêm trọng. Điều cha mẹ cần làm lúc này là hãy can thiệp ngay lập tức, giúp con giảm bớt sự lo lắng và chấm dứt việc con bị bắt nạt.
Cư xử một cách chán nản: Khi con bạn bị bắt nạt ở trường, con thường có các dấu hiệu như bất an, chán nản, hay lo lắng, buồn phiền và tự ti. Sự buồn chán kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm và tệ hơn là tự tử. Vì thế, cha mẹ nên quan tâm tới con và cải thiện tình hình càng sớm càng tốt.
Thói quen ăn uống thay đổi: Nếu thấy con đột nhiên có thói quen bỏ bữa hoặc bị sút cân thì cha mẹ nên trò chuyện nhiều hơn và hỏi xem liệu có chuyện gì đang xảy ra ở trường khiến con lo lắng không. Sự lắng nghe chân thành của cha mẹ sẽ khiến con dễ giãi bày hơn nếu thực sự con đang bị bắt nạt ở trường.
Gặp vấn đề về giấc ngủ: Thường xuyên gặp ác mộng, thức giấc vào giữa đêm hay luôn cảm thấy mệt mỏi là những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt mà cha mẹ cần quan tâm bởi tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và kết quả học tập của trẻ.
Chỉ thích ở một mình: Khi con chỉ muốn ở một mình trong phòng và thu mình với chính các thành viên trong gia đình thì đã đến lúc cha mẹ phải “vào cuộc” để động viên con nói thật về tình trạng của mình và giúp con vượt qua quãng thời gian khó khăn này.
Cư xử tệ với mọi người trong gia đình: Nếu con gái bạn luôn yêu thương anh chị em của mình đột nhiên trêu chọc và chế giễu họ hay con trai bạn trước giờ luôn là đứa trẻ ngoan thì nay lại trở nên xấu tính thì có thể con đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực khi là nạn nhân của bạo lực học đường.
Không muốn đến trường: Nếu con bạn viện đủ lý do để không phải đến trường thì chắc chắn đã có vấn đề xảy ra. Bởi khi, ở nhà chính là giải pháp tốt nhất con có thể nghĩ ra để tự bảo vệ mình khỏi những kẻ xấu tính tại trường.
Kết quả học tập giảm sút: Kết quả học kém đi và việc bị bắt nạt có mối liên hệ với nhau. Khi bị bạn bè bắt nạt, con sẽ không chú ý bài giảng, tự ti, ít tham gia các hoạt động trên lớp và thành tích học tập sa sút. Hơn nữa, giáo viên nếu không tìm hiểu kĩ sẽ nghĩ là trẻ không có động lực học tập thay vì cho là trẻ bị bắt nạt.
Xuất hiện những vết thương trên cơ thể: Nếu trên cơ thể con xuất hiện các vết bầm tím và con không giải thích với bạn lý do của những vết thương đó thì nhiều khả năng con muốn che giấu việc mình bị bắt nạt ở trường. Lúc này, bạn hãy bình tĩnh và trò chuyện với con để tìm ra cách giúp con giải quyết vấn đề.
Nói những điều tiêu cực về bản thân: “Con trông thật xấu xí”, “Con béo quá”, “Chẳng ai thích con cả”…Những điều tiêu cực con tự nói về mình có thể giúp bạn nhận biết liệu con có đang bị bắt nạt không? Cha mẹ cần giúp con tự tin vào bản thân mình hơn và cho chúng biết bạn luôn yêu thương và ủng hộ con.
Tự làm tổn thương mình hoặc có ý định tự tử: Khi xuất hiện dấu hiệu này thì chứng tỏ tình trạng của con đang vô cùng nghiêm trọng. Điều cha mẹ cần làm lúc này là hãy can thiệp ngay lập tức, giúp con giảm bớt sự lo lắng và chấm dứt việc con bị bắt nạt.