Mùa mưa bão không biết điều này là tự hại cả nhà

Google News

Mùa mưa bão bạn không biết điều này là đang tự hại cả nhà - cần chú ý ngay lập tức! Cần cẩn trọng với các bệnh mùa mưa bão sau đây.

Mua mua bao khong biet dieu nay la tu hai ca nha
Bệnh gây ngứa, rát và khó chịu và có thể lan ra rìa hay mu bàn chân.
Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...) hoặc amíp, Giardia. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.
Bệnh mùa mưa bão điển hình hay gặp nhất trong và sau mưa, lũ, lụt là bệnh tiêu chảy cấp. Đứng hàng đầu trong bệnh tiêu chảy là tiêu chảy cấp tính. Bệnh tiêu chảy cấp tính có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên nhưng chiếm vị trí hàng đầu vẫn là vi khuẩn tả (Vibrio cholera).
Ở những vùng, miền xảy ra mưa, lũ, lụt mà trong các nguồn nước có vi khuẩn tả rất nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng. Bên cạnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả thì căn nguyên gây tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter và một số vi khuẩn đường ruột khác cũng đóng vai trò đáng kể trong việc gây bệnh tiêu chảy gặp ở vùng mưa, lũ, lụt liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống ).
Viêm nang lông
Trong điều kiện thời tiết ẩm thấp, khả năng mắc bệnh viêm nang lông là rất cao. Khi điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn bị nhiễm bẩn hoặc đi ngoài mưa về không vệ sinh tắm rửa cẩn thận, vi khuẩn sẽ được hình thành và phát triển ở trên các nang tóc, lông.Vi khuẩn tấn công làm xuất hiện mụn mủ, loét ngoài da, gây ngứa ngáy, gãi nhiều sẽ chảy nước, dịch.
Nước ăn chân
Nguyên nhân của bệnh này là do nấm kí sinh gây ra, đặc biệt với những người hay đi chân trần, lội nước lâu. Khi bị nước ăn chân, da chân ở các kẽ bị bong vảy, ngứa ngáy, dần dẫn da bị mủn trắng, loét, chảy dịch, nứt kẽ rất đau. Bệnh gây ngứa, rát và khó chịu và có thể lan ra rìa hay mu bàn chân. Nếu để lâu, vết loét sẽ ngày càng ăn sâu và lan rộng, gây mưng mủ, sưng viêm, ảnh hưởng đến việc đi lại.
Bệnh sốt vàng da
Bệnh sốt vàng da, chảy máu sau mưa, lũ, lụt do vi khuẩn Leptospira gây ra: Bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) do vi khuẩn Leptospira gây ra có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh Leptospira. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài trôi vào dòng nước.
Trong và sau mưa, lũ lụt, nếu ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể con người.
Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virus sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người.
Do đó cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng), phòng chống muỗi đốt, vệ sinh môi trường, triệt các nguồn sinh sôi phát triển của muỗi.
Theo Khỏe & Đẹp

Bình luận(0)