Lẩu giấy trong tiếng Nhật có tên gọi kami nabe với “kami” có nghĩa là “giấy” và “nabe” mang nghĩa là “nồi”. Tờ giấy mỏng, hoàn toàn được làm từ chất liệu tự nhiên, tiếp xúc trực tiếp với lửa để đun sôi nước lẩu thơm phức đậm đà.Lẩu giấy thường được bày các loại rau củ trước, khi bắt đầu ăn sẽ bật bếp và cho nước lẩu vào.Các loại rau củ thường được dùng để trang trí như rau cải, cải thảo, nấm kim, nấm rơm, nấm hương, ngô, cà rốt, súp lơ… Khi mới nhìn các bạn sẽ thấy vô cùng đẹp mắt, khi ăn sẽ có thêm các loại thịt thái lát như thịt bò, giò, tôm, mực…Các nguyên liệu nấu lẩu luôn được trình bày một cách trang trọng và hấp dẫn trong nồi giấy.Loại giấy của món ăn này chính là giấy được dùng trong nghệ thuật xếp giấy origami. Điểm đáng chú ý của giấy là 2 mặt của tờ giấy được phủ một lớp chống cháy có tác dụng giữ cho giấy không quá nóng. Nhiệt độ chỉ khoảng 160 độ trở xuống và giấy hoàn toàn có thể chịu được sức nóng này.Sử dụng giấy giúp cho nước lẩu trở nên thanh, ngọt hơn hẳn do loại giấy này có công dụng hút đi những vị đắng, gắt và mùi kiềm trong nước lẩu.Bí quyết của món lẩu giấy còn nằm ở công thức nước lẩu vị thanh chứ không béo ngậy như những loại lẩu khác. Các món nhúng cũng được lựa chọn kỹ lưỡng.Nhúng một miếng thịt bò, hải sản mềm ngọt hay rau nấm vào và thưởng thức quả là một trải nghiệm hiếm có, vừa lạ mắt độc đáo, vừa đã khẩu vị người sành ăn.Lẩu giấy thường được phục vụ trong đám cưới truyền thống và những bữa tiệc ở Nhật Bản.Món ăn này cũng được một số nhà hàng du nhập về Việt Nam để phục vụ thực khách. Ảnh: Internet.Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Lẩu giấy trong tiếng Nhật có tên gọi kami nabe với “kami” có nghĩa là “giấy” và “nabe” mang nghĩa là “nồi”. Tờ giấy mỏng, hoàn toàn được làm từ chất liệu tự nhiên, tiếp xúc trực tiếp với lửa để đun sôi nước lẩu thơm phức đậm đà.
Lẩu giấy thường được bày các loại rau củ trước, khi bắt đầu ăn sẽ bật bếp và cho nước lẩu vào.
Các loại rau củ thường được dùng để trang trí như rau cải, cải thảo, nấm kim, nấm rơm, nấm hương, ngô, cà rốt, súp lơ… Khi mới nhìn các bạn sẽ thấy vô cùng đẹp mắt, khi ăn sẽ có thêm các loại thịt thái lát như thịt bò, giò, tôm, mực…
Các nguyên liệu nấu lẩu luôn được trình bày một cách trang trọng và hấp dẫn trong nồi giấy.
Loại giấy của món ăn này chính là giấy được dùng trong nghệ thuật xếp giấy origami.
Điểm đáng chú ý của giấy là 2 mặt của tờ giấy được phủ một lớp chống cháy có tác dụng giữ cho giấy không quá nóng. Nhiệt độ chỉ khoảng 160 độ trở xuống và giấy hoàn toàn có thể chịu được sức nóng này.
Sử dụng giấy giúp cho nước lẩu trở nên thanh, ngọt hơn hẳn do loại giấy này có công dụng hút đi những vị đắng, gắt và mùi kiềm trong nước lẩu.
Bí quyết của món lẩu giấy còn nằm ở công thức nước lẩu vị thanh chứ không béo ngậy như những loại lẩu khác. Các món nhúng cũng được lựa chọn kỹ lưỡng.
Nhúng một miếng thịt bò, hải sản mềm ngọt hay rau nấm vào và thưởng thức quả là một trải nghiệm hiếm có, vừa lạ mắt độc đáo, vừa đã khẩu vị người sành ăn.
Lẩu giấy thường được phục vụ trong đám cưới truyền thống và những bữa tiệc ở Nhật Bản.
Món ăn này cũng được một số nhà hàng du nhập về Việt Nam để phục vụ thực khách. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.