Trong danh sách 100 món bánh ngọt ngon nhất toàn cầu năm 2021 (xét theo độ phổ biến), Tasteatlas liệt kê một đại diện đến từ Việt Nam, đó là món bánh da lợn.Nhắc về món bánh đặc sản của Việt Nam, TasteAtlas đã mô tả: "Bánh da lợn là món tráng miệng truyền thống của Việt Nam, gồm các lớp bánh dẻo dai đan xen nhau. Bánh được làm từ đậu xanh nghiền, tinh bột sắn, bột gạo và nước cốt dừa…… Theo truyền thống, mỗi chiếc bánh có một lớp màu vàng nhạt làm từ đậu xanh và một lớp màu xanh lá cây làm từ lá dứa, các thành phần linh hoạt khác bao gồm sầu riêng hoặc khoai môn. Sau khi hấp và làm lạnh, bánh thường được cắt thành hình kim cương".Bánh da lợn có nguồn gốc từ các tỉnh Nam Bộ và là loại bánh có thể làm quanh năm nhờ nguồn nguyên liệu phổ biến, dễ kiếm.Sở dĩ gọi là bánh da lợn vì bánh có độ bóng mướt mịn, dai dai và có nhiều lớp giống như các lớp bì ở da lợn.Điểm đặc trưng của chiếc bánh da lợn là phải có nhiều lớp trồng lên nhau, chia tầng rõ rệt, khiến chiếc bánh trông đẹp mắt vô cùng.Lớp bột óng, dẻo dai mà mỏng manh như quả có chút liên tưởng tới tấm da lợn.Nguyên liệu chế biến bánh gồm bột năng, bột nếp, đường, cốt dừa, màu sắc thêm vào là tùy màu lá: lá dứa cho màu xanh, lá cẩm cho màu tím, màu đỏ thì dùng gấc, vàng là bột nghệ.Một chiếc bánh da lợn thơm ngon là sự hòa quyện giữa mùi dẻo thơm đặc trưng của lá dứa, beo béo của nước cốt dừa, kết hợp với lớp bột trong mát như thạch vị bùi bùi của nhân đậu xanh, nước dừa béo ngậy.Bánh có vị thanh mát, ngọt thơm, ăn nhiều không bị ngán. Đây là loại dân dã từ trẻ con đến người già, người ăn chay hay ăn mặn đều ưa thích. Có lẽ vì thế mà bánh da lợn luôn có mặt và gắn bó với đời sống văn hóa của người dân miền Tây sông nước. Ảnh: IT.Mời độc giả theo dõi video: "Top 9 Loại Bánh Ngọt Ngon Nhất Thế Giới". Nguồn: Yannews.
Trong danh sách 100 món bánh ngọt ngon nhất toàn cầu năm 2021 (xét theo độ phổ biến), Tasteatlas liệt kê một đại diện đến từ Việt Nam, đó là món bánh da lợn.
Nhắc về món bánh đặc sản của Việt Nam, TasteAtlas đã mô tả: "Bánh da lợn là món tráng miệng truyền thống của Việt Nam, gồm các lớp bánh dẻo dai đan xen nhau. Bánh được làm từ đậu xanh nghiền, tinh bột sắn, bột gạo và nước cốt dừa…
… Theo truyền thống, mỗi chiếc bánh có một lớp màu vàng nhạt làm từ đậu xanh và một lớp màu xanh lá cây làm từ lá dứa, các thành phần linh hoạt khác bao gồm sầu riêng hoặc khoai môn. Sau khi hấp và làm lạnh, bánh thường được cắt thành hình kim cương".
Bánh da lợn có nguồn gốc từ các tỉnh Nam Bộ và là loại bánh có thể làm quanh năm nhờ nguồn nguyên liệu phổ biến, dễ kiếm.
Sở dĩ gọi là bánh da lợn vì bánh có độ bóng mướt mịn, dai dai và có nhiều lớp giống như các lớp bì ở da lợn.
Điểm đặc trưng của chiếc bánh da lợn là phải có nhiều lớp trồng lên nhau, chia tầng rõ rệt, khiến chiếc bánh trông đẹp mắt vô cùng.
Lớp bột óng, dẻo dai mà mỏng manh như quả có chút liên tưởng tới tấm da lợn.
Nguyên liệu chế biến bánh gồm bột năng, bột nếp, đường, cốt dừa, màu sắc thêm vào là tùy màu lá: lá dứa cho màu xanh, lá cẩm cho màu tím, màu đỏ thì dùng gấc, vàng là bột nghệ.
Một chiếc bánh da lợn thơm ngon là sự hòa quyện giữa mùi dẻo thơm đặc trưng của lá dứa, beo béo của nước cốt dừa, kết hợp với lớp bột trong mát như thạch vị bùi bùi của nhân đậu xanh, nước dừa béo ngậy.
Bánh có vị thanh mát, ngọt thơm, ăn nhiều không bị ngán. Đây là loại dân dã từ trẻ con đến người già, người ăn chay hay ăn mặn đều ưa thích. Có lẽ vì thế mà bánh da lợn luôn có mặt và gắn bó với đời sống văn hóa của người dân miền Tây sông nước. Ảnh: IT.