1. Hoa ban. Hoa ban thường nở ở vùng núi Tây Bắc. Người ta coi hoa ban như một loại rau sạch, sau khi hái về nhặt lấy cánh và nhụy hoa đem rửa nhẹ rồi chần qua nước nóng, sau đó mới chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ảnh: svhttdldienbien.gov.vn.Món xôi hoa ban (ban đồ): Người ta thường lựa hoa ban mới nở, hoặc lá bánh tẻ, rửa sạch, cho vào chõ xôi chín. Khi ăn chấm với “chẩm chéo” với các gia vị muối, ớt, tỏi và mắc khén. Cả lá và hoa đều có vị bùi, ngọt, thoảng hương thơm dịu, thanh mát. Ảnh: amthuc365.vn.Nộm hoa ban: Lá hoặc hoa xôi chín trộn đều với các gia vị giã nhỏ như vỏ dổi, hạt xẻn, ớt, hạt tiêu… thành một món ăn vừa ngọt thơm, lại thoảng vị cay nồng ấm. Đây là một món ăn truyền thống thường được làm khi trong nhà có khách quý. Ảnh: diadiemdulich.com.Hoa ban xào măng đắng có vị đắng của măng, nhưng lại có cái ngọt, bùi của hoa ban. Những phụ nữ Thái sau khi hái hoa ban về, nhặt lấy cánh và nhụy hoa đem rửa nhẹ nhàng rồi trần qua nước nóng, đem xào cho chín tới hay chế biến thành những món khác như trộn thịt băm, gia vị nhồi cá.Canh hoa ban cũng là một món ăn ngon với hương thơm và vị ngọt mát mà không cần cho mì chính. Cánh hoa mềm mà không bị nát, thế mới biết công phu chế biến của người Thái khéo léo đến thế nào. Ảnh: kienthuc.net.vn.2. Hoa tam giác mạch ở Hà Giang. Hạt của hoa có thể dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Vào cuối mùa, người dân thu hoạch hạt tam giác mạch đem phơi khô, một phần dùng ủ tạo thành loại men hồng mi nổi tiếng, một phần có thể xay bột làm thành món bánh tam giác mạch nổi tiếng. Ảnh: blogcaycanh.vn.Bánh tam giác mạch: Hạt tam giác mạch xay thật nhỏ mịn thành bột. Sau khi nhào bột hoa với nước để đúc thành những chiếc bánh tròn dẹt, rộng hơn gang tay, người ta sẽ đem hấp chín. Khi ăn, sẽ mang ra nướng trên bếp than cho nóng và thơm. Ảnh: nguoiduatin.vn.3. Hoa sen. Hầu hết các bộ phận của cây sen như hạt sen, nhụy sen, tim sen, củ sen hay ngó sen đều ăn được. Rất nhiều món ăn có sự kết hợp của hương sen như cơm sen, nộm sen hay chè sen… tất cả đều mang hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Ảnh: dehoctotvan.com.Chè hạt sen nấu đường phèn. Hạt sen ngâm mềm, lấy sạch tâm, cắt bỏ phần đầu đen. Rửa sạch, cho vào nồi luộc chín mềm. Nấu tan đường phèn, để nguội lắng cặn. Cho nước đường phèn qua một chiếc nồi khác, cho hạt sen vào rồi nấu chín. Nhớ nấu nhỏ lửa để hạt sen không bị nát và thấm nước đường. Ảnh: 40tuanthaiky.com.Nộm ngó sen. Làm nước sốt: Vắt nước chanh pha với đường, nước mắm, muối, ớt băm, khuấy tan đều. Tôm bóc nõn, tai heo cắt mỏng, trụng qua nước sôi, ngâm với nửa nước sốt kể trên cho ngấm. Ảnh: eva.vn.Ngó sen cắt đoạn, cà rốt, ớt sừng, hành tây cắt sợi ngâm với ít muối, với ra để ráo. Trộn các loại rau củ với rau răm cắt nhỏ cho nước sốt vào. Cho tôm và tai heo vào trộn đều, xếp ra đĩa, rắc lạc rang lên mặt, trang trí ngò rí. Nộm ngó sen ăn kèm với phồng tôm. Ảnh: kenhphunu.com.4. Hoa thiên lý. Người chế biến chọn ra những chùm hoa lớn. Sau khi rửa sạch, ngâm nước thì đem tỉa cụm nhỏ, vừa miệng rồi chế biến nhiều món ăn như canh hoa thiên lý nấu xương, thịt băm hay nấu cua.Hoa thiên lý nấu cua. Dùng dụng cụ để lọc cua sau khi xay nhuyễn để lấy nước, bỏ bã. Bắc nồi canh lên bếp đun với lửa bình thường. Cho gạch cua lên phi cho vàng với mỡ rồi đổ vào nồi canh đang đun, khi bắt đầu sôi thì vặn nhỏ lửa. Ảnh: yeunoitro.net.Nồi canh sôi lên, gạch cua nổi hết lên, nước canh sôi ục ục thì thả hoa thiên lý vào, đun sôi trở lại là tắt bếp. Khi đun cho 1 thìa cà phê mắm (lấy mùi thơm), nêm hạt nêm cho vừa khẩu vị. Khi tắt bếp thì cho bột ngọt. Ảnh: phunutoday.vn.Canh thiên lý nấu thịt băm. Phi thơm hành tím, cho thịt vào đảo săn. Cho nước vào đun sôi rồi cho hoa thiên lý vào, nêm thêm muối. Chỉ cần nước sôi lại lần nữa là nhắc nồi xuống vì hoa thiên lý rất nhanh chín. Khi tắt bếp thì cho bột ngọt. Ảnh: monan9.com.5. Hoa so đũa. Là loài hoa vừa có thể làm cảnh lại vừa có giá trị dinh dưỡng rất cao. Hoa được nhặt bỏ cuống và vị đắng, bỏ đài, sau đó rửa nhẹ rồi chế biến thành những món canh chua cá rô, canh chua với khế, cá lóc... Ảnh: mygoldencanary.blogspot.com.Bông so đũa luộc chấm nước mắm kho quẹt hoặc luộc chung với nhiều loại rau quả khác hiện là món khoái khẩu của dân thành thị, trong các nhà hàng. Ảnh: tinmoi.vn.6. Hoa chuối. Phổ biến nhất có lẽ phải kể tới nộm hoa chuối ở miền Bắc, còn miền Nam lại gọi là gỏi bắp chuối. Ảnh: Zing.vn.Nộm hoa chuối: Hoa chuối thái sợi, ngâm vào chậu nước có muối và giấm. Thịt ba chỉ luộc chín, thái nhỏ. Thịt sau khi thái đem ướp với nước mắm và đường, trộn đều. Lạc rang sau khi bỏ vỏ lụa, đem giã dập. Pha nước trộn nộm với nước mắm, đường, chanh, gừng, tỏi. Ảnh: Eva.vn.Vớt hoa chuối ra vẩy cho ráo nước, sau đó cho vào một bát to cùng cà rốt, thịt luộc. Sau đó cho nước trộn nộm vào, trộn đều cho thấm. Cuối cùng cho lạc và rau răm vào trộn đều. Cho ra đĩa, trang trí cùng lạc, ớt chẻ hoa. Ảnh: meohaybotui.com.
1. Hoa ban. Hoa ban thường nở ở vùng núi Tây Bắc. Người ta coi hoa ban như một loại rau sạch, sau khi hái về nhặt lấy cánh và nhụy hoa đem rửa nhẹ rồi chần qua nước nóng, sau đó mới chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ảnh: svhttdldienbien.gov.vn.
Món xôi hoa ban (ban đồ): Người ta thường lựa hoa ban mới nở, hoặc lá bánh tẻ, rửa sạch, cho vào chõ xôi chín. Khi ăn chấm với “chẩm chéo” với các gia vị muối, ớt, tỏi và mắc khén. Cả lá và hoa đều có vị bùi, ngọt, thoảng hương thơm dịu, thanh mát. Ảnh: amthuc365.vn.
Nộm hoa ban: Lá hoặc hoa xôi chín trộn đều với các gia vị giã nhỏ như vỏ dổi, hạt xẻn, ớt, hạt tiêu… thành một món ăn vừa ngọt thơm, lại thoảng vị cay nồng ấm. Đây là một món ăn truyền thống thường được làm khi trong nhà có khách quý. Ảnh: diadiemdulich.com.
Hoa ban xào măng đắng có vị đắng của măng, nhưng lại có cái ngọt, bùi của hoa ban. Những phụ nữ Thái sau khi hái hoa ban về, nhặt lấy cánh và nhụy hoa đem rửa nhẹ nhàng rồi trần qua nước nóng, đem xào cho chín tới hay chế biến thành những món khác như trộn thịt băm, gia vị nhồi cá.
Canh hoa ban cũng là một món ăn ngon với hương thơm và vị ngọt mát mà không cần cho mì chính. Cánh hoa mềm mà không bị nát, thế mới biết công phu chế biến của người Thái khéo léo đến thế nào. Ảnh: kienthuc.net.vn.
2. Hoa tam giác mạch ở Hà Giang. Hạt của hoa có thể dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Vào cuối mùa, người dân thu hoạch hạt tam giác mạch đem phơi khô, một phần dùng ủ tạo thành loại men hồng mi nổi tiếng, một phần có thể xay bột làm thành món bánh tam giác mạch nổi tiếng. Ảnh: blogcaycanh.vn.
Bánh tam giác mạch: Hạt tam giác mạch xay thật nhỏ mịn thành bột. Sau khi nhào bột hoa với nước để đúc thành những chiếc bánh tròn dẹt, rộng hơn gang tay, người ta sẽ đem hấp chín. Khi ăn, sẽ mang ra nướng trên bếp than cho nóng và thơm. Ảnh: nguoiduatin.vn.
3. Hoa sen. Hầu hết các bộ phận của cây sen như hạt sen, nhụy sen, tim sen, củ sen hay ngó sen đều ăn được. Rất nhiều món ăn có sự kết hợp của hương sen như cơm sen, nộm sen hay chè sen… tất cả đều mang hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Ảnh: dehoctotvan.com.
Chè hạt sen nấu đường phèn. Hạt sen ngâm mềm, lấy sạch tâm, cắt bỏ phần đầu đen. Rửa sạch, cho vào nồi luộc chín mềm. Nấu tan đường phèn, để nguội lắng cặn. Cho nước đường phèn qua một chiếc nồi khác, cho hạt sen vào rồi nấu chín. Nhớ nấu nhỏ lửa để hạt sen không bị nát và thấm nước đường. Ảnh: 40tuanthaiky.com.
Nộm ngó sen. Làm nước sốt: Vắt nước chanh pha với đường, nước mắm, muối, ớt băm, khuấy tan đều. Tôm bóc nõn, tai heo cắt mỏng, trụng qua nước sôi, ngâm với nửa nước sốt kể trên cho ngấm. Ảnh: eva.vn.
Ngó sen cắt đoạn, cà rốt, ớt sừng, hành tây cắt sợi ngâm với ít muối, với ra để ráo. Trộn các loại rau củ với rau răm cắt nhỏ cho nước sốt vào. Cho tôm và tai heo vào trộn đều, xếp ra đĩa, rắc lạc rang lên mặt, trang trí ngò rí. Nộm ngó sen ăn kèm với phồng tôm. Ảnh: kenhphunu.com.
4. Hoa thiên lý. Người chế biến chọn ra những chùm hoa lớn. Sau khi rửa sạch, ngâm nước thì đem tỉa cụm nhỏ, vừa miệng rồi chế biến nhiều món ăn như canh hoa thiên lý nấu xương, thịt băm hay nấu cua.
Hoa thiên lý nấu cua. Dùng dụng cụ để lọc cua sau khi xay nhuyễn để lấy nước, bỏ bã. Bắc nồi canh lên bếp đun với lửa bình thường. Cho gạch cua lên phi cho vàng với mỡ rồi đổ vào nồi canh đang đun, khi bắt đầu sôi thì vặn nhỏ lửa. Ảnh: yeunoitro.net.
Nồi canh sôi lên, gạch cua nổi hết lên, nước canh sôi ục ục thì thả hoa thiên lý vào, đun sôi trở lại là tắt bếp. Khi đun cho 1 thìa cà phê mắm (lấy mùi thơm), nêm hạt nêm cho vừa khẩu vị. Khi tắt bếp thì cho bột ngọt. Ảnh: phunutoday.vn.
Canh thiên lý nấu thịt băm. Phi thơm hành tím, cho thịt vào đảo săn. Cho nước vào đun sôi rồi cho hoa thiên lý vào, nêm thêm muối. Chỉ cần nước sôi lại lần nữa là nhắc nồi xuống vì hoa thiên lý rất nhanh chín. Khi tắt bếp thì cho bột ngọt. Ảnh: monan9.com.
5. Hoa so đũa. Là loài hoa vừa có thể làm cảnh lại vừa có giá trị dinh dưỡng rất cao. Hoa được nhặt bỏ cuống và vị đắng, bỏ đài, sau đó rửa nhẹ rồi chế biến thành những món canh chua cá rô, canh chua với khế, cá lóc... Ảnh: mygoldencanary.blogspot.com.
Bông so đũa luộc chấm nước mắm kho quẹt hoặc luộc chung với nhiều loại rau quả khác hiện là món khoái khẩu của dân thành thị, trong các nhà hàng. Ảnh: tinmoi.vn.
6. Hoa chuối. Phổ biến nhất có lẽ phải kể tới nộm hoa chuối ở miền Bắc, còn miền Nam lại gọi là gỏi bắp chuối. Ảnh: Zing.vn.
Nộm hoa chuối: Hoa chuối thái sợi, ngâm vào chậu nước có muối và giấm. Thịt ba chỉ luộc chín, thái nhỏ. Thịt sau khi thái đem ướp với nước mắm và đường, trộn đều. Lạc rang sau khi bỏ vỏ lụa, đem giã dập. Pha nước trộn nộm với nước mắm, đường, chanh, gừng, tỏi. Ảnh: Eva.vn.
Vớt hoa chuối ra vẩy cho ráo nước, sau đó cho vào một bát to cùng cà rốt, thịt luộc. Sau đó cho nước trộn nộm vào, trộn đều cho thấm. Cuối cùng cho lạc và rau răm vào trộn đều. Cho ra đĩa, trang trí cùng lạc, ớt chẻ hoa. Ảnh: meohaybotui.com.