Cá chép trong y học cổ truyền còn được gọi với tên là lý ngư. Thịt cá, vây cá và đầu cá đều là những vị thuốc quý. Đặc biệt, cách dùng cá chép chữa bệnh rất dễ thực hiện và cho công hiệu tốt. Ảnh: dongy.vn.Cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon... Không những là món ăn ngon mà cá chép còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ. Ảnh: monngon.vn.Sau đây là cách dùng các bộ phận của cá chép chữa bệnh. Ảnh: monanbaithuoc.vn.Thịt cá chép hầm gạo nếp: Có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g. Cá luộc chín rồi cho gừng vào nồi cháo ninh nhừ. Ảnh: dongy.vn.Cá chép nấu canh đậu đỏ: Có tác dụng an thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng. Cá chép để nguyên vảy một con 500g, nấu cùng 150g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước. Ảnh: dongy.vn.Ngoài thịt cá chép, một số bộ phận khác của cá chép cũng được dùng làm thuốc như: Mắt cá chép (lý ngư mục): Đem đốt cháy, đắp chữa gai đâm vào thịt, trúng phong sưng đau da thịt. Ảnh: monanbaithuoc.vn.Da cá chép (lý ngư bì): Dùng chữa ban chẩn, đem đốt cháy hòa với nước uống chữa hóc xương. Ảnh: anngon.vn.Mật cá chép (lý ngư đảm): Có vị đắng, tính hàn, không độc, tác dụng thanh nhiệt, minh mục, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa mắt đỏ sưng đau, mắt yếu, thong manh, sưng đau hầu họng. Ảnh:baithuoc.vn.Vảy cá chép (lý ngư lân): Có tác dụng chỉ huyết, tán huyết dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, băng lậu, đới hạ, ứ trệ đau bụng, trĩ ra máu. Thường đốt cháy, tán bột hòa với ít rượu để uống. Ảnh: dongy.vn.Ruột cá chép (lý ngư trường): Rửa sạch, hòa với ít rượu, giã nát, nướng chín rồi bọc vào vải để rửa chữa lở ngứa, mụn nhọt. Ảnh: xaluan.vn.
Cá chép trong y học cổ truyền còn được gọi với tên là lý ngư. Thịt cá, vây cá và đầu cá đều là những vị thuốc quý. Đặc biệt, cách dùng cá chép chữa bệnh rất dễ thực hiện và cho công hiệu tốt. Ảnh: dongy.vn.
Cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon... Không những là món ăn ngon mà cá chép còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ. Ảnh: monngon.vn.
Sau đây là cách dùng các bộ phận của cá chép chữa bệnh. Ảnh: monanbaithuoc.vn.
Thịt cá chép hầm gạo nếp: Có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g. Cá luộc chín rồi cho gừng vào nồi cháo ninh nhừ. Ảnh: dongy.vn.
Cá chép nấu canh đậu đỏ: Có tác dụng an thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng. Cá chép để nguyên vảy một con 500g, nấu cùng 150g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước. Ảnh: dongy.vn.
Ngoài thịt cá chép, một số bộ phận khác của cá chép cũng được dùng làm thuốc như: Mắt cá chép (lý ngư mục): Đem đốt cháy, đắp chữa gai đâm vào thịt, trúng phong sưng đau da thịt. Ảnh: monanbaithuoc.vn.
Da cá chép (lý ngư bì): Dùng chữa ban chẩn, đem đốt cháy hòa với nước uống chữa hóc xương. Ảnh: anngon.vn.
Mật cá chép (lý ngư đảm): Có vị đắng, tính hàn, không độc, tác dụng thanh nhiệt, minh mục, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa mắt đỏ sưng đau, mắt yếu, thong manh, sưng đau hầu họng. Ảnh:baithuoc.vn.
Vảy cá chép (lý ngư lân): Có tác dụng chỉ huyết, tán huyết dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, băng lậu, đới hạ, ứ trệ đau bụng, trĩ ra máu. Thường đốt cháy, tán bột hòa với ít rượu để uống. Ảnh: dongy.vn.
Ruột cá chép (lý ngư trường): Rửa sạch, hòa với ít rượu, giã nát, nướng chín rồi bọc vào vải để rửa chữa lở ngứa, mụn nhọt. Ảnh: xaluan.vn.