Bồ kết và các hoạt chất của nó có tác dụng chống vi khuẩn. Theo Đông y, bồ kết vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc, vào 2 kinh phế, đại tràng. Có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng; làm cho hắt hơi và hoàn toàn an toàn cả với trẻ nhỏ. Ảnh: soha.vn.1. Trị chốc đầu, lở ngứa do nấm ở trẻ nhỏ. Mẹ hãy ngâm bồ kết vào nước nóng, rửa sạch chỗ tổn thương sau đó lấy bồ kết đã đốt, tán nhỏ và rắc lên vết thương. Ảnh: kenh14.vn.2. Chữa quai bị: Con nhỏ mắc quai bị, mẹ hãy dùng 1 liều lượng quả bồ kết vừa đủ, đốt thành than rồi tán nhỏ trộn với giấm thanh. Sau đó lấy bông thấm thuốc rồi đắp lên chỗ quai bị của con, cứ khoảng 20 – 30 phút lại thay 1 lần. Ảnh: hoidapbacsi.net.3. Con bị ngạt mũi mùa Đông: Mẹ sử dụng 3 – 10 quả bồ kết (tùy diện tích phòng cần xông) đốt vào một cái thau đặt ở góc phòng cho khói xông lên thoang thoảng. Mùi thơm tự nhiên của bồ kết sẽ giúp mũi bé thông thoáng, dễ thở. Bên cạnh đó còn khiến ruồi, muỗi, gián, kiến cũng như các loại côn trùng bay ra khỏi nhà ngay lập tức. Ảnh: eva.vn.Lưu ý là mẹ chỉ đốt với số lượng vừa phải để tạo ra một làn khói thoang thoảng trong nhà, tránh khiến con bị ngạt. Mẹ có thể đốt vào thời điểm buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ để nhà sẽ có mùi thơm của tự nhiên. Ảnh: youtube.com.4. Con bị đầy bụng: Khi em bé bị đầy bụng, mẹ hãy đặt bồ kết trên bếp than, hơ khói qua lá trầu rồi ép lên bụng trẻ, chỉ khoảng 15 phút sau đã thấy tác dụng liền. Ảnh: me.phununet.com.5. Trị sâu răng, nhức răng:Mẹ dùng quả bồ kết tán nhỏ, sau đó đem đắp vào chân răng của con, nếu chảy nước dãi thì nhổ đi. Hoặc dùng bột bồ kết đốt tồn tính rồi nhét vào chân răng. Ảnh: me.phununet.com.6. Trị tiêu đờm, thông quản: Mẹ hãy dùng 15g vỏ và 10g hạt quả bồ kết sắc lấy nước thuốc, cho bé uống ngày hai lần vào buổi sáng và chiều (đến khi nào con khỏi thì ngưng uống). Ảnh: doisongvietnam.vn.7. Trị táo bón. Lấy 3 quả bồ kết (loại chị em thường gội đầu) nướng lên rồi cho khoảng 500ml nước vào đun sôi, để nguội, sau đó, lấy 1 cái xilanh để bơm vào hậu môn của bé. Cứ làm như thế trong 10 ngày để tạo thói quen cho trẻ có nhu cầu. Ảnh: Subin.vn.
Bồ kết và các hoạt chất của nó có tác dụng chống vi khuẩn. Theo Đông y, bồ kết vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc, vào 2 kinh phế, đại tràng. Có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng; làm cho hắt hơi và hoàn toàn an toàn cả với trẻ nhỏ. Ảnh: soha.vn.
1. Trị chốc đầu, lở ngứa do nấm ở trẻ nhỏ. Mẹ hãy ngâm bồ kết vào nước nóng, rửa sạch chỗ tổn thương sau đó lấy bồ kết đã đốt, tán nhỏ và rắc lên vết thương. Ảnh: kenh14.vn.
2. Chữa quai bị: Con nhỏ mắc quai bị, mẹ hãy dùng 1 liều lượng quả bồ kết vừa đủ, đốt thành than rồi tán nhỏ trộn với giấm thanh. Sau đó lấy bông thấm thuốc rồi đắp lên chỗ quai bị của con, cứ khoảng 20 – 30 phút lại thay 1 lần. Ảnh: hoidapbacsi.net.
3. Con bị ngạt mũi mùa Đông: Mẹ sử dụng 3 – 10 quả bồ kết (tùy diện tích phòng cần xông) đốt vào một cái thau đặt ở góc phòng cho khói xông lên thoang thoảng. Mùi thơm tự nhiên của bồ kết sẽ giúp mũi bé thông thoáng, dễ thở. Bên cạnh đó còn khiến ruồi, muỗi, gián, kiến cũng như các loại côn trùng bay ra khỏi nhà ngay lập tức. Ảnh: eva.vn.
Lưu ý là mẹ chỉ đốt với số lượng vừa phải để tạo ra một làn khói thoang thoảng trong nhà, tránh khiến con bị ngạt. Mẹ có thể đốt vào thời điểm buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ để nhà sẽ có mùi thơm của tự nhiên. Ảnh: youtube.com.
4. Con bị đầy bụng: Khi em bé bị đầy bụng, mẹ hãy đặt bồ kết trên bếp than, hơ khói qua lá trầu rồi ép lên bụng trẻ, chỉ khoảng 15 phút sau đã thấy tác dụng liền. Ảnh: me.phununet.com.
5. Trị sâu răng, nhức răng:Mẹ dùng quả bồ kết tán nhỏ, sau đó đem đắp vào chân răng của con, nếu chảy nước dãi thì nhổ đi. Hoặc dùng bột bồ kết đốt tồn tính rồi nhét vào chân răng. Ảnh: me.phununet.com.
6. Trị tiêu đờm, thông quản: Mẹ hãy dùng 15g vỏ và 10g hạt quả bồ kết sắc lấy nước thuốc, cho bé uống ngày hai lần vào buổi sáng và chiều (đến khi nào con khỏi thì ngưng uống). Ảnh: doisongvietnam.vn.
7. Trị táo bón. Lấy 3 quả bồ kết (loại chị em thường gội đầu) nướng lên rồi cho khoảng 500ml nước vào đun sôi, để nguội, sau đó, lấy 1 cái xilanh để bơm vào hậu môn của bé. Cứ làm như thế trong 10 ngày để tạo thói quen cho trẻ có nhu cầu. Ảnh: Subin.vn.