1. Chè khoai sọ bột báng nước dừa. Nguyên liệu: Khoai sọ, bột báng khô, đường cát, nước cốt dừa. Khoai gọt cắt miếng nhỏ vừa ăn (khi gọt vỏ các bạn đeo găng tay nylon vào để đỡ nhớt). Ảnh: toinayangi.vn.Cho vào nồi khoảng một bát ăn cơm nước + khoai + đường rồi đặt lên bếp nấu với lửa vừa khoảng 20 phút là khoai chín. Trong khi nấu thỉnh thoảng các bạn đảo đều cho khoai khỏi dính đáy nồi. Ảnh: toinayangi.vn.Bột báng ngâm nước cho mềm rồi cho vào nồi chè cùng với nước cốt dừa, đun lại cho sôi thêm vài phút, nêm nếm lại cho vừa vị ngọt theo khẩu vị gia đình. Chè chín tắt bếp rồi múc ra bát, dùng nóng hay nguội đều ngon. Ảnh: blog.beemart.vn.2. Chè khoai sọ đỗ xanh. Nguyên liệu: Khoai sọ, đường, đỗ xanh, trân châu hạt lớn, vani, nước cốt dừa. Trân châu hạt lớn ngâm vào thố nước lạnh khoảng một tiếng. Ảnh: congthucmonngon.com.Khoai sọ xắt khúc ngắn, ngâm khoai vào thố nước lạnh có pha ít muối để khoai ra bớt chất nhờn, rửa lại cho thật sạch. Đỗ xanh đãi vài lần nước cho sạch, ngâm đỗ xanh vào thố nước ấm, ngâm khoảng từ 2 đến 3 tiếng. Ảnh: Vietcadao.com.Tiếp theo đổ nước lạnh xâm xấp với mặt đỗ xanh, bắc lên bếp đun sơ đến khi đậu mềm nhưng chưa nát. Tiếp theo đổ khoai sọ vào nồi khác, đun sôi đến khi ăn thử khoai thật mềm, bạn mới từ từ cho đường và đỗ xanh vào. Nếu khoai chưa mềm, bạn cho đường vào khoai sẽ dễ bị sượng. Ảnh: congthucmonngon.com.Cho từ từ nước cốt dừa vào nồi khoai, đun sôi lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng muôi khuấy nhẹ tay để khoai không bị nát. Đun nồi nước sôi, thả trân châu vào đun sôi đến khi trân châu nổi trong là chín, vớt trân châu ra thố nước lạnh để chống dính. Ảnh: kienthuccuocsong.org.Nồi chè khoai sọ sau khi bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, đổ trân châu vào nồi chè, dùng muôi khuấy đều để hỗn hợp trân châu hòa đều trong nồi chè, cho một ống vani vào. Múc ra bát, có thể để vào tủ lạnh trước khi dùng. Ảnh: 7monngonmoingay.vn.3. Chè khoai sọ và nếp cẩm. Nguyên liệu: Nếp cẩm, khoai sọ, nước cốt dừa, đường, vani, muối, dừa sợi. Nếp cẩm đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm gạo qua đêm với một ít muối. Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, ngâm vào âu nước muối để ra bớt chất nhớt. Ảnh: phunutoday.vn.Rửa khoai sọ lại cho thật sạch, cắt hạt lựu lớn. Nếp cẩm sau khi ngâm, đãi lại cho sạch, cho nếp cẩm vào nồi, đun sôi đến khi ăn thử thấy hạt nếp mềm. Cho tiếp khoai sọ vào đun cùng, thêm đường vào. Đun lửa thật nhỏ, thỉnh thoảng dùng muôi khuấy đều để phần nếp không bị dính vào đáy nồi. Ảnh: tapchicongso.vn.Đổ từ từ nước cốt dừa vào nồi chè, vừa đổ vừa khuấy đến khi đặc lại, bạn nêm nếm lại đường cho vừa ăn. Đun khoảng thêm 5 phút thì tắt bếp, thêm ống vani vào, dùng muôi khuấy nhẹ tay. Múc chè ra bát, rắc vài cọng dừa sợi lên bề mặt, dùng nóng hay nguội đều ngon.
1. Chè khoai sọ bột báng nước dừa. Nguyên liệu: Khoai sọ, bột báng khô, đường cát, nước cốt dừa. Khoai gọt cắt miếng nhỏ vừa ăn (khi gọt vỏ các bạn đeo găng tay nylon vào để đỡ nhớt). Ảnh: toinayangi.vn.
Cho vào nồi khoảng một bát ăn cơm nước + khoai + đường rồi đặt lên bếp nấu với lửa vừa khoảng 20 phút là khoai chín. Trong khi nấu thỉnh thoảng các bạn đảo đều cho khoai khỏi dính đáy nồi. Ảnh: toinayangi.vn.
Bột báng ngâm nước cho mềm rồi cho vào nồi chè cùng với nước cốt dừa, đun lại cho sôi thêm vài phút, nêm nếm lại cho vừa vị ngọt theo khẩu vị gia đình. Chè chín tắt bếp rồi múc ra bát, dùng nóng hay nguội đều ngon. Ảnh: blog.beemart.vn.
2. Chè khoai sọ đỗ xanh. Nguyên liệu: Khoai sọ, đường, đỗ xanh, trân châu hạt lớn, vani, nước cốt dừa. Trân châu hạt lớn ngâm vào thố nước lạnh khoảng một tiếng. Ảnh: congthucmonngon.com.
Khoai sọ xắt khúc ngắn, ngâm khoai vào thố nước lạnh có pha ít muối để khoai ra bớt chất nhờn, rửa lại cho thật sạch. Đỗ xanh đãi vài lần nước cho sạch, ngâm đỗ xanh vào thố nước ấm, ngâm khoảng từ 2 đến 3 tiếng. Ảnh: Vietcadao.com.
Tiếp theo đổ nước lạnh xâm xấp với mặt đỗ xanh, bắc lên bếp đun sơ đến khi đậu mềm nhưng chưa nát. Tiếp theo đổ khoai sọ vào nồi khác, đun sôi đến khi ăn thử khoai thật mềm, bạn mới từ từ cho đường và đỗ xanh vào. Nếu khoai chưa mềm, bạn cho đường vào khoai sẽ dễ bị sượng. Ảnh: congthucmonngon.com.
Cho từ từ nước cốt dừa vào nồi khoai, đun sôi lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng muôi khuấy nhẹ tay để khoai không bị nát. Đun nồi nước sôi, thả trân châu vào đun sôi đến khi trân châu nổi trong là chín, vớt trân châu ra thố nước lạnh để chống dính. Ảnh: kienthuccuocsong.org.
Nồi chè khoai sọ sau khi bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, đổ trân châu vào nồi chè, dùng muôi khuấy đều để hỗn hợp trân châu hòa đều trong nồi chè, cho một ống vani vào. Múc ra bát, có thể để vào tủ lạnh trước khi dùng. Ảnh: 7monngonmoingay.vn.
3. Chè khoai sọ và nếp cẩm. Nguyên liệu: Nếp cẩm, khoai sọ, nước cốt dừa, đường, vani, muối, dừa sợi. Nếp cẩm đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm gạo qua đêm với một ít muối. Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, ngâm vào âu nước muối để ra bớt chất nhớt. Ảnh: phunutoday.vn.
Rửa khoai sọ lại cho thật sạch, cắt hạt lựu lớn. Nếp cẩm sau khi ngâm, đãi lại cho sạch, cho nếp cẩm vào nồi, đun sôi đến khi ăn thử thấy hạt nếp mềm. Cho tiếp khoai sọ vào đun cùng, thêm đường vào. Đun lửa thật nhỏ, thỉnh thoảng dùng muôi khuấy đều để phần nếp không bị dính vào đáy nồi. Ảnh: tapchicongso.vn.
Đổ từ từ nước cốt dừa vào nồi chè, vừa đổ vừa khuấy đến khi đặc lại, bạn nêm nếm lại đường cho vừa ăn. Đun khoảng thêm 5 phút thì tắt bếp, thêm ống vani vào, dùng muôi khuấy nhẹ tay. Múc chè ra bát, rắc vài cọng dừa sợi lên bề mặt, dùng nóng hay nguội đều ngon.