Người bị bệnh loãng xương hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều axit: Bột mỳ, bánh ngọt, bánh quy, ngô, lạc, trứng gà, các loại thịt,... Các loại thực phẩm có tính axit này cũng đồng thời chứa nhiều nguyên tố clo, lưu huỳnh, photpho hoặc là thực phẩm có chứa axit hữu cơ khó biến đổi được và sau quá trình biến đổi vẫn mang tính axit cao không có lợi cho xương.Thức ăn đóng hộp: Lượng muối natri cao trong các thực phẩm đóng hộp sẽ cản trở sự hấp thụ canxi.Thực phẩm chứa caffeine: Các nhà dinh dưỡng cho biết cơ thể cứ tiêu thụ khoảng 100mg caffeine thì mất khoảng 6 mg canxi ở xương, Điều đó có thể thấy được uống cà phê có thể giúp tinh thần của bạn tỉnh táo hơn tại thời điểm đó, song hệ quả cũng kéo theo làm cho xương của bạn giảm đi độ chắc khoẻ. Hơn nữa, caffeine khi được kết hợp cùng đường càng gây ra mức độ ảnh hưởng tới xương nghiêm trọng hơnRượu có thể làm giảm mật độ xương, ngăn cản sự hình thành xương mới, khiến cho tỷ lệ gãy xương tăng lên, bình phục xương sau khi gãy cũng giảm đi. Do đó, người bị loãng xương tốt nhất nên hạn chế uống rượu.Đồ ăn vặt có đường: Đường quá nhiều cũng gây ra ảnh hưởng tới hấp thu canxi và làm cho cơ thể cạn kiệt nguồn phospho. Đây là một trong những chất khoáng quan trọng giúp hình thành và hấp thụ canxi của cơ thể. Với những tín đồ đồ ngọt hãy cẩn thận coi chừng bệnh loãng xương. Bạn không nên ăn những đường hoá học, nên sử dụng đường tự nhiên chứa trong các loại trái cây như mận, quả mâm xôi hoặc các loại cây trái giàu nguồn chất chống oxy hóa.Các loại đậu tây: Một số loại đậu cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt tới xương nếu như bạn ăn quá nhiều, bởi chúng ngăn chặn sự hình thành canxi trong xương. Chẳng hạn như đậu Ấn Độ, đậu hải quân chứa nhiều phytate gây cản trở hình thành canxi của cơ thể. Tuy nhiên, đậu cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng khác như chất xơ, giàu magie nên có thể bổ sung cho cơ thể. Chính vì thế, người bị loãng xương nên hạn chế ăn đậu chứ không nên ngưng hoàn toàn.Rau bina và cải cầu vồng: Các loại rau có màu xanh như rau bina và cải cầu vồng có chứa canxi, tuy nhiên, chúng cũng chứa một chất khác, chính là oxalate. Oxalate có thể gắn với canxi và làm canxi trở nên không thích hợp để cơ thể hấp thu.Các thực phẩm gây viêm: Một số loại thực phẩm như nấm, cà chua, ớt chuông, cà tím được chứng minh có thể gây ra những viêm xương. Chính vì thế các chuyên gia cũng khuyến cáo nên ăn thực phẩm này ở mức vừa phải để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng mà không gây tổn hại gì cho xương.
Người bị bệnh loãng xương hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều axit: Bột mỳ, bánh ngọt, bánh quy, ngô, lạc, trứng gà, các loại thịt,... Các loại thực phẩm có tính axit này cũng đồng thời chứa nhiều nguyên tố clo, lưu huỳnh, photpho hoặc là thực phẩm có chứa axit hữu cơ khó biến đổi được và sau quá trình biến đổi vẫn mang tính axit cao không có lợi cho xương.
Thức ăn đóng hộp: Lượng muối natri cao trong các thực phẩm đóng hộp sẽ cản trở sự hấp thụ canxi.
Thực phẩm chứa caffeine: Các nhà dinh dưỡng cho biết cơ thể cứ tiêu thụ khoảng 100mg caffeine thì mất khoảng 6 mg canxi ở xương, Điều đó có thể thấy được uống cà phê có thể giúp tinh thần của bạn tỉnh táo hơn tại thời điểm đó, song hệ quả cũng kéo theo làm cho xương của bạn giảm đi độ chắc khoẻ. Hơn nữa, caffeine khi được kết hợp cùng đường càng gây ra mức độ ảnh hưởng tới xương nghiêm trọng hơn
Rượu có thể làm giảm mật độ xương, ngăn cản sự hình thành xương mới, khiến cho tỷ lệ gãy xương tăng lên, bình phục xương sau khi gãy cũng giảm đi. Do đó, người bị loãng xương tốt nhất nên hạn chế uống rượu.
Đồ ăn vặt có đường: Đường quá nhiều cũng gây ra ảnh hưởng tới hấp thu canxi và làm cho cơ thể cạn kiệt nguồn phospho. Đây là một trong những chất khoáng quan trọng giúp hình thành và hấp thụ canxi của cơ thể. Với những tín đồ đồ ngọt hãy cẩn thận coi chừng bệnh loãng xương. Bạn không nên ăn những đường hoá học, nên sử dụng đường tự nhiên chứa trong các loại trái cây như mận, quả mâm xôi hoặc các loại cây trái giàu nguồn chất chống oxy hóa.
Các loại đậu tây: Một số loại đậu cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt tới xương nếu như bạn ăn quá nhiều, bởi chúng ngăn chặn sự hình thành canxi trong xương. Chẳng hạn như đậu Ấn Độ, đậu hải quân chứa nhiều phytate gây cản trở hình thành canxi của cơ thể. Tuy nhiên, đậu cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng khác như chất xơ, giàu magie nên có thể bổ sung cho cơ thể. Chính vì thế, người bị loãng xương nên hạn chế ăn đậu chứ không nên ngưng hoàn toàn.
Rau bina và cải cầu vồng: Các loại rau có màu xanh như rau bina và cải cầu vồng có chứa canxi, tuy nhiên, chúng cũng chứa một chất khác, chính là oxalate. Oxalate có thể gắn với canxi và làm canxi trở nên không thích hợp để cơ thể hấp thu.
Các thực phẩm gây viêm: Một số loại thực phẩm như nấm, cà chua, ớt chuông, cà tím được chứng minh có thể gây ra những viêm xương. Chính vì thế các chuyên gia cũng khuyến cáo nên ăn thực phẩm này ở mức vừa phải để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng mà không gây tổn hại gì cho xương.