Bắt nguồn từ cảm giác an toàn. Bố mẹ là người đem lại cảm giác an toàn cho trẻ - đặc biệt là mẹ. Chính cảm giác được ưu ái, hỗ trợ nên trẻ có xu hướng bộc lộ những điều tồi tệ của mình mà không lo lắng bị bỏ rơi.Ngay cả khi mắc lỗi, trẻ biết rằng thể hiện sự tổn thương của mình sẽ được bố mẹ xoa dịu, được bố mẹ đáp ứng thứ mình muốn. Đây cũng chính là lý do trẻ hay “lấn tới” khi ở bên cạnh bố mẹ mình.Chưa thích ứng với môi trường lạ. Bình thường, tiếp xúc với người lạ khiến trẻ không thoải mái. Ngay cả chúng ta cũng vậy, đón nhận người mới chúng ta sẽ cư xử dè dặt, khép kín hơn.Mặt khác, não bộ trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để kiểm soát các xung động của mình. Để tuân theo các quy tắc, môi trường mới, trẻ cần năng lượng và thời gian. Khi về đến nhà, những cơn giận dữ được xem là cách để chúng giải tỏa. Thu hút sự chú ý. Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng bé sẽ vô cùng vui vẻ và phấn khích khi thấy mẹ trở về từ bên ngoài. Nhiều bé sẽ chủ động sà vào bàn tay của mẹ.Ngay cả khi quấy khóc, bé sẽ quấy khóc to hơn khi mẹ ở nhà và luôn đưa mắt tìm mẹ. Vì bé biết khi khóc, mẹ sẽ đến gần vỗ về, cưng nựng bé. Mẹ nên nhớ rằng, lúc này bé cần một cái ôm dịu dàng từ mẹ. Hãy gần gũi, nâng niu và lắng nghe bé nhiều hơn nữa.Kiểm tra ranh giới được phép. Với những đứa trẻ, bùng nổ cảm xúc với bố mẹ đôi khi là phép thử của chúng để dò xét xem ranh giới được phép của chúng.Điều này dễ xảy ra đối với những gia đình bố mẹ có xu hướng cố gắng trở thành những người bạn của con. Trong sâu thẳm, trẻ cảm thấy không thoải mái và không an toàn khi không có ranh giới nào và điều này thúc ép chúng cho đến khi tìm được.Trẻ muốn đạt được điều mình muốn. một số trường hợp, cơn giận dữ không đơn giản là phản xạ tự nhiên của con trước mặt bạn. Rất có thể trẻ đang muốn thao túng bậc sinh thành để đạt được những gì mình muốn.Mời độc giả xem video: Những nhà toán học nữ nổi tiếng trong nền giáo dục. Nguồn: Zingnews.
Bắt nguồn từ cảm giác an toàn. Bố mẹ là người đem lại cảm giác an toàn cho trẻ - đặc biệt là mẹ. Chính cảm giác được ưu ái, hỗ trợ nên trẻ có xu hướng bộc lộ những điều tồi tệ của mình mà không lo lắng bị bỏ rơi.
Ngay cả khi mắc lỗi, trẻ biết rằng thể hiện sự tổn thương của mình sẽ được bố mẹ xoa dịu, được bố mẹ đáp ứng thứ mình muốn. Đây cũng chính là lý do trẻ hay “lấn tới” khi ở bên cạnh bố mẹ mình.
Chưa thích ứng với môi trường lạ. Bình thường, tiếp xúc với người lạ khiến trẻ không thoải mái. Ngay cả chúng ta cũng vậy, đón nhận người mới chúng ta sẽ cư xử dè dặt, khép kín hơn.
Mặt khác, não bộ trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để kiểm soát các xung động của mình. Để tuân theo các quy tắc, môi trường mới, trẻ cần năng lượng và thời gian. Khi về đến nhà, những cơn giận dữ được xem là cách để chúng giải tỏa.
Thu hút sự chú ý. Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng bé sẽ vô cùng vui vẻ và phấn khích khi thấy mẹ trở về từ bên ngoài. Nhiều bé sẽ chủ động sà vào bàn tay của mẹ.
Ngay cả khi quấy khóc, bé sẽ quấy khóc to hơn khi mẹ ở nhà và luôn đưa mắt tìm mẹ. Vì bé biết khi khóc, mẹ sẽ đến gần vỗ về, cưng nựng bé. Mẹ nên nhớ rằng, lúc này bé cần một cái ôm dịu dàng từ mẹ. Hãy gần gũi, nâng niu và lắng nghe bé nhiều hơn nữa.
Kiểm tra ranh giới được phép. Với những đứa trẻ, bùng nổ cảm xúc với bố mẹ đôi khi là phép thử của chúng để dò xét xem ranh giới được phép của chúng.
Điều này dễ xảy ra đối với những gia đình bố mẹ có xu hướng cố gắng trở thành những người bạn của con. Trong sâu thẳm, trẻ cảm thấy không thoải mái và không an toàn khi không có ranh giới nào và điều này thúc ép chúng cho đến khi tìm được.
Trẻ muốn đạt được điều mình muốn. một số trường hợp, cơn giận dữ không đơn giản là phản xạ tự nhiên của con trước mặt bạn. Rất có thể trẻ đang muốn thao túng bậc sinh thành để đạt được những gì mình muốn.
Mời độc giả xem video: Những nhà toán học nữ nổi tiếng trong nền giáo dục. Nguồn: Zingnews.