Rau lá xanh khi bảo quản ở nhiệt độ phòng sẽ mất dần chất dinh dưỡng, sau khi mua về bạn có thể bọc trong túi ni lông và cho vào tủ lạnh, nhưng tốt nhất nên bảo quản trong tủ lạnh không quá 3 ngày. (Ảnh minh họa)Tuy nhiên, nhiệt độ bảo quản thích hợp cho các loại rau khác như dưa chuột, ớt xanh, mướp đắng, bí ngô...nhìn chung chỉ khoảng 10 độ, trong khi nhiệt độ tủ lạnh ở hầu hết các hộ gia đình nói chung là từ 3 đến 8 độ. Vì vậy, những loại rau như vậy có thể được bảo quản ở nơi mát mẻ và thông gió trong nhà.Thực tế, dưa chuột để trong tủ lạnh cũng dễ bị mất nước và khô héo. Tốt nhất là bạn nên ăn đến đâu mua đến đó. Nếu ngại đi mua, bạn nên bọc dưa chuột trong khăn giấy, sau đó cho vào túi bóng để giữ ẩm khi trữ trong tủ lạnh, sử dụng càng sớm càng tốt.Không cần phải để ớt chuông trong tủ lạnh, chúng có thể dễ dàng được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc túi giấy. Thậm chí, việc để ớt chuông trong tủ lạnh còn khiến chúng mất độ tươi và giòn.Hầu hết các loại trái cây cũng cần được để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, một số loại trái cây nhiệt đới nhạy cảm hơn với nhiệt độ thấp như chuối, xoài, sầu riêng… thì không nên bảo quản trong tủ lạnh.Nếu để trong tủ lạnh, chúng dễ bị nhũn, chuyển sang màu đen và bị thối, hư hỏng trước khi được sử dụng. Do đó, thay vì để trong tủ lạnh, có thể bảo quản những loại hoa quả này ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng.Ngoài ra, đối với tất cả các loại thực phẩm đóng gói mà bạn thường mua, chẳng hạn như các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm nấu chín, tương cà, sữa hộp, nước trái cây, đồ uống, v.v., hãy nhớ kiểm tra các yêu cầu bảo quản trên bao bì.Nếu chưa mở có thể để ở nhiệt độ phòng, để dành và dùng sớm mà không cần cho vào tủ lạnh.Tuy nhiên, một khi những thực phẩm đóng gói này được mở ra và không ăn hết một lúc, phần còn lại cần được đậy kín, cho vào tủ lạnh và sử dụng càng sớm càng tốt.Mật ong có hàm lượng đường cao và độ ẩm thấp nên vi khuẩn khó tồn tại và sinh sôi, do đó, mật ong chỉ cần đậy kín và bảo quản ở nhiệt độ phòng mà không cần cho vào tủ lạnh. Khi bạn cho mật ong vào tủ lạnh không những không giúp bảo quản được lâu mà còn làm mất đi những dưỡng chất tốt có trong mật ong, giảm hương vị mật ong do chênh lệch nhiệt độ.Bánh mì chỉ nên ăn trong thời gian ngắn, nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, không thích hợp bảo quản trong tủ lạnh, nguyên nhân là nhiệt độ lạnh sẽ làm tinh bột trong bánh mì mất hương vị.Nếu bánh mì không ăn được ngay, hãy cho chúng vào ngăn đá tủ lạnh, khi ăn mới lấy ra và làm nóng lại. Mời quý độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn video: Vinmec.
Rau lá xanh khi bảo quản ở nhiệt độ phòng sẽ mất dần chất dinh dưỡng, sau khi mua về bạn có thể bọc trong túi ni lông và cho vào tủ lạnh, nhưng tốt nhất nên bảo quản trong tủ lạnh không quá 3 ngày. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nhiệt độ bảo quản thích hợp cho các loại rau khác như dưa chuột, ớt xanh, mướp đắng, bí ngô...nhìn chung chỉ khoảng 10 độ, trong khi nhiệt độ tủ lạnh ở hầu hết các hộ gia đình nói chung là từ 3 đến 8 độ. Vì vậy, những loại rau như vậy có thể được bảo quản ở nơi mát mẻ và thông gió trong nhà.
Thực tế, dưa chuột để trong tủ lạnh cũng dễ bị mất nước và khô héo. Tốt nhất là bạn nên ăn đến đâu mua đến đó. Nếu ngại đi mua, bạn nên bọc dưa chuột trong khăn giấy, sau đó cho vào túi bóng để giữ ẩm khi trữ trong tủ lạnh, sử dụng càng sớm càng tốt.
Không cần phải để ớt chuông trong tủ lạnh, chúng có thể dễ dàng được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc túi giấy. Thậm chí, việc để ớt chuông trong tủ lạnh còn khiến chúng mất độ tươi và giòn.
Hầu hết các loại trái cây cũng cần được để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, một số loại trái cây nhiệt đới nhạy cảm hơn với nhiệt độ thấp như chuối, xoài, sầu riêng… thì không nên bảo quản trong tủ lạnh.
Nếu để trong tủ lạnh, chúng dễ bị nhũn, chuyển sang màu đen và bị thối, hư hỏng trước khi được sử dụng. Do đó, thay vì để trong tủ lạnh, có thể bảo quản những loại hoa quả này ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng.
Ngoài ra, đối với tất cả các loại thực phẩm đóng gói mà bạn thường mua, chẳng hạn như các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm nấu chín, tương cà, sữa hộp, nước trái cây, đồ uống, v.v., hãy nhớ kiểm tra các yêu cầu bảo quản trên bao bì.
Nếu chưa mở có thể để ở nhiệt độ phòng, để dành và dùng sớm mà không cần cho vào tủ lạnh.
Tuy nhiên, một khi những thực phẩm đóng gói này được mở ra và không ăn hết một lúc, phần còn lại cần được đậy kín, cho vào tủ lạnh và sử dụng càng sớm càng tốt.
Mật ong có hàm lượng đường cao và độ ẩm thấp nên vi khuẩn khó tồn tại và sinh sôi, do đó, mật ong chỉ cần đậy kín và bảo quản ở nhiệt độ phòng mà không cần cho vào tủ lạnh. Khi bạn cho mật ong vào tủ lạnh không những không giúp bảo quản được lâu mà còn làm mất đi những dưỡng chất tốt có trong mật ong, giảm hương vị mật ong do chênh lệch nhiệt độ.
Bánh mì chỉ nên ăn trong thời gian ngắn, nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, không thích hợp bảo quản trong tủ lạnh, nguyên nhân là nhiệt độ lạnh sẽ làm tinh bột trong bánh mì mất hương vị.
Nếu bánh mì không ăn được ngay, hãy cho chúng vào ngăn đá tủ lạnh, khi ăn mới lấy ra và làm nóng lại.