Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần. Tái sử dụng dầu ăn là thói quen tiết kiệm của không ít chị em nội trợ. Khi đun nóng nhiều lần, thành phần hóa học trong dầu nhanh chóng thay đổi.Cụ thể, các loại vitamin A, E và một số dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy, xuất hiện các độc tố như aldehyde, fatty acid oxide. Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tăng nguy cơ ung thư…Tắt máy hút mùi quá sớm. Bếp gas tiện dụng, được lựa chọn là dụng cụ nấu nướng của nhiều gia đình song không thực sự tốt cho sức khỏe.Khi sử dụng, bếp gas thải ra lượng lớn cacbon monoxit, formandehit và nitrogen dioxit. Ba loại khí này đều được tìm thấy trong khói thuốc lá khi hút thụ động. Để có lợi cho sức khỏe, bạn chỉ nên tắt máy hút mùi sau khi nấu ăn xong 3 – 5 phút để đảm bảo khí thải được thoát ra ngoài hoàn toàn.Nấu ăn với quá nhiều dầu mỡ. So với người tiêu thụ ít chất béo, những người thường ăn dầu mỡ có tỉ lệ ung thư vú rất cao. Nguyên nhân bởi ăn nhiều dầu mỡ dễ dẫn tới béo phì. Phụ nữ béo phì có xu hướng đạt nồng độ estrogen và insulin cao hơn những người có vóc dáng tương đối. Đây cũng chính là nhân tố gây ung thư vú và nội mạc tử cung.Làm nóng dầu quá mức. Đừng đợi đến khi dầu nóng tới mức bốc khói nghi ngút mới cho đồ vào xào, rán. Điều này hoàn toàn không tốt vì nó không chỉ gây mùi khó chịu mà còn phá hủy tác dụng chống oxy hóa của dầu. Nghiêm trọng hơn, dầu có thể hình thành các chất có hại cho sức khỏe.Nêm nhiều muối. Muối làm tăng hương vị cho món ăn song ăn mặn gây hại trực tiếp tới cơ thể. Các chuyên gia thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NIC) cho hay, khẩu phần ăn uống có quá nhiều muối chính là thủ phạm khiến dễ mắc ung thư dạ dày bởi nó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây u xơ.Ướp nhiều đường. Tuy không trực tiếp gây ung thư nhưng việc hấp thu lượng đường lớn làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Trong khi đó, béo phì gây ra những thay đổi về hàm lượng insulin và hormone giới tính trong cơ thể. Sự thay đổi này tác động làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú, đại tràng và tử cung.Không rửa nồi trước khi chế biến món ăn. Không ít chị em nội trợ mắc sai lầm khi thấy nồi còn sạch nên sau khi nấu xong món ăn trước, không rửa sạch nồi mà tiếp tục nấu món khác. Điều này vô tình khiến mỡ và thức ăn thừa trước đó tiếp xúc với nhiệt độ cao sản sinh benzopyrene – chất có khả năng gây ung thư. Tốt hơn, bạn nên dành chút thời gian để rửa nồi trước khi bắt tay nấu một món ăn khác.
Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần. Tái sử dụng dầu ăn là thói quen tiết kiệm của không ít chị em nội trợ. Khi đun nóng nhiều lần, thành phần hóa học trong dầu nhanh chóng thay đổi.
Cụ thể, các loại vitamin A, E và một số dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy, xuất hiện các độc tố như aldehyde, fatty acid oxide. Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tăng nguy cơ ung thư…
Tắt máy hút mùi quá sớm. Bếp gas tiện dụng, được lựa chọn là dụng cụ nấu nướng của nhiều gia đình song không thực sự tốt cho sức khỏe.
Khi sử dụng, bếp gas thải ra lượng lớn cacbon monoxit, formandehit và nitrogen dioxit. Ba loại khí này đều được tìm thấy trong khói thuốc lá khi hút thụ động. Để có lợi cho sức khỏe, bạn chỉ nên tắt máy hút mùi sau khi nấu ăn xong 3 – 5 phút để đảm bảo khí thải được thoát ra ngoài hoàn toàn.
Nấu ăn với quá nhiều dầu mỡ. So với người tiêu thụ ít chất béo, những người thường ăn dầu mỡ có tỉ lệ ung thư vú rất cao. Nguyên nhân bởi ăn nhiều dầu mỡ dễ dẫn tới béo phì. Phụ nữ béo phì có xu hướng đạt nồng độ estrogen và insulin cao hơn những người có vóc dáng tương đối. Đây cũng chính là nhân tố gây ung thư vú và nội mạc tử cung.
Làm nóng dầu quá mức. Đừng đợi đến khi dầu nóng tới mức bốc khói nghi ngút mới cho đồ vào xào, rán. Điều này hoàn toàn không tốt vì nó không chỉ gây mùi khó chịu mà còn phá hủy tác dụng chống oxy hóa của dầu. Nghiêm trọng hơn, dầu có thể hình thành các chất có hại cho sức khỏe.
Nêm nhiều muối. Muối làm tăng hương vị cho món ăn song ăn mặn gây hại trực tiếp tới cơ thể. Các chuyên gia thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NIC) cho hay, khẩu phần ăn uống có quá nhiều muối chính là thủ phạm khiến dễ mắc ung thư dạ dày bởi nó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây u xơ.
Ướp nhiều đường. Tuy không trực tiếp gây ung thư nhưng việc hấp thu lượng đường lớn làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Trong khi đó, béo phì gây ra những thay đổi về hàm lượng insulin và hormone giới tính trong cơ thể. Sự thay đổi này tác động làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú, đại tràng và tử cung.
Không rửa nồi trước khi chế biến món ăn. Không ít chị em nội trợ mắc sai lầm khi thấy nồi còn sạch nên sau khi nấu xong món ăn trước, không rửa sạch nồi mà tiếp tục nấu món khác. Điều này vô tình khiến mỡ và thức ăn thừa trước đó tiếp xúc với nhiệt độ cao sản sinh benzopyrene – chất có khả năng gây ung thư. Tốt hơn, bạn nên dành chút thời gian để rửa nồi trước khi bắt tay nấu một món ăn khác.