Cải thiện sức khỏe tim mạch: Hiến máu giúp duy trì hàm lượng sắt ổn định, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề về tim mạch khác. Giảm nguy cơ thừa sắt: Thừa sắt là một bệnh lý gây ra do cơ thể hấp thu sắt quá độ. Bệnh này có thể do di truyền hoặc do nghiện rượu, thiếu máu và các vấn đề khác. Hiến máu thường xuyên giúp giảm nguy cơ thừa sắt trong cơ thể. Giảm nguy cơ tổn thương gan: Thừa sắt còn có thể làm tăng nguy cơ suy gan và tổn thương tuyến tụy. Do đó, hiến máu giúp lấy đi lượng sắt thừa, nhờ đó giảm nguy cơ tổn thương gan và tụy. Điều hòa huyết áp: Khi bạn hiến máu, lượng máu trong cơ thể được cân bằng, nhờ đó giảm nguy cơ tăng huyết áp. Kích thích sản sinh tế bào máu: Hiến máu kích thích sản sinh các tế bào máu mới để bù lại cho lượng máu bị lấy đi và điều này giúp duy trì sức khỏe toàn diện. Đốt cháy calo: Theo Đại học California, mỗi 500ml máu hiến đi sẽ giúp đốt cháy gần 700 calo. Hiến máu thường xuyên giúp giảm cân, do đó hiến máu rất có lợi cho những người béo phì và người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Có thể giảm nguy cơ ung thư: Giảm lượng sắt trong cơ thể giúp giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, phổi, gan và vòm họng. Tác dụng phụ: Việc hiến máu hoàn toàn an toàn đối với người trưởng thành có sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như bầm tím, chảy máu, hoa mắt, váng đầu, buồn nôn, suy nhược trong vòng vài phút sau khi hiến máu. Nếu các triệu chứng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Hiến máu giúp duy trì hàm lượng sắt ổn định, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề về tim mạch khác.
Giảm nguy cơ thừa sắt: Thừa sắt là một bệnh lý gây ra do cơ thể hấp thu sắt quá độ. Bệnh này có thể do di truyền hoặc do nghiện rượu, thiếu máu và các vấn đề khác. Hiến máu thường xuyên giúp giảm nguy cơ thừa sắt trong cơ thể.
Giảm nguy cơ tổn thương gan: Thừa sắt còn có thể làm tăng nguy cơ suy gan và tổn thương tuyến tụy. Do đó, hiến máu giúp lấy đi lượng sắt thừa, nhờ đó giảm nguy cơ tổn thương gan và tụy.
Điều hòa huyết áp: Khi bạn hiến máu, lượng máu trong cơ thể được cân bằng, nhờ đó giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Kích thích sản sinh tế bào máu: Hiến máu kích thích sản sinh các tế bào máu mới để bù lại cho lượng máu bị lấy đi và điều này giúp duy trì sức khỏe toàn diện.
Đốt cháy calo: Theo Đại học California, mỗi 500ml máu hiến đi sẽ giúp đốt cháy gần 700 calo. Hiến máu thường xuyên giúp giảm cân, do đó hiến máu rất có lợi cho những người béo phì và người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Có thể giảm nguy cơ ung thư: Giảm lượng sắt trong cơ thể giúp giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, phổi, gan và vòm họng.
Tác dụng phụ: Việc hiến máu hoàn toàn an toàn đối với người trưởng thành có sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như bầm tím, chảy máu, hoa mắt, váng đầu, buồn nôn, suy nhược trong vòng vài phút sau khi hiến máu. Nếu các triệu chứng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ.