Đeo khẩu trang thời gian dài
Sự xuất hiện của biến thể Delta khiến dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp. Để bảo vệ cơ thể, đeo khẩu trang phòng dịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, mắc lỗi đeo khẩu trang thời gian dài không thay, điều này đồng nghĩa với việc bạn đang tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Đeo khẩu trang trong điều kiện nắng nóng có thể khiến nhiệt độ vùng da dưới khẩu trang cao hơn. Quá trình hô hấp cũng khiến không gian bên trong khẩu trang dần trở nên ẩm ướt. Nếu không được thay kịp thời, nhiệt độ, độ ẩm cao cùng môi trường yếm khí sẽ khiến khẩu trang sẽ trở thành “thiên đường” dành cho vi khuẩn.
Thực tế, có nhiều loại vi khuẩn khác nhau trú ngụ trên bề mặt da chúng ta. Trong điều kiện bình thường, hàng rào bảo vệ sẽ giúp da được khỏe mạnh. Nếu đeo khẩu trang thời gian dài khiến nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, khả năng thẩm thấu của lớp sừng trên da sẽ tăng. Điều này làm tăng kích ứng chất có hại cho da và tăng độ nhạy cảm da.
|
Đeo khẩu trang thời gian dài không thay sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, gây kích ứng da. Ảnh minh họa |
Nhiệt độ tăng cũng là yếu tố khiến tuyến bã nhờn tiết ra mạnh hơn, da tiết dầu nhiều dẫn đến tình trạng da xỉn màu, lỗ chân lông nở to. Đặc biệt, vi khuẩn Propionibacterium acnes gây mụn trên da là vi khuẩn kỵ khí. Đeo khẩu trang thời gian dài không thay sẽ tạo môi trường cho Propionibacterium acnes sinh sôi.
Thời gian sử dụng khẩu trang phù hợp
Các nhà khoa học khẳng định môi trường nóng ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Thời gian sử dụng khẩu trang càng dài thì khả năng bảo vệ càng giảm sút.
Trong trường hợp bình thường, thời gian sử dụng của khẩu trang y tế một lần và khẩu trang phẫu thuật không quá 8 giờ.
Nếu trong quá trình sử dụng, khẩu trang đã tiếp xúc với bệnh nhân hoặc đi vào trường hợp nguy cơ cao thì sau khi rời khỏi đó phải thay ra, rửa tay sạch.
Để đeo khẩu trang không gây hại da, bạn nên đeo 1 chiếc để kiểm soát độ ẩm bên trong. Việc điều chỉnh khoảng cách giữa khẩu trang và da mặt cũng góp phần làm thông thoáng, giảm độ ẩm của khẩu trang, giữ cho da mặt khô ráo.
Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ da để giảm các triệu chứng dị ứng. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể dùng các loại thuốc uống chống dị ứng phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Cách chọn khẩu trang phù hợp
Khi chọn khẩu trang, bạn nên chú ý đến khả năng lọc của chúng. Trên thị trường, có nhiều loại khẩu trang khác nhau. Chẳng hạn, khẩu trang N98 hay N95, chỉ số lọc của khẩu trang càng cao thì hiệu quả bảo vệ càng tốt.
Tuy nhiên, khẩu trang có khả năng lọc mạnh thường gây cảm giác “ngộp thở”. Vì vậy, trong môi trường hàng ngày, nếu không ở khu vực có nguy cơ cao thì khẩu trang y tế dùng 1 lần cũng có thể đáp ứng nhu cầu bảo vệ.
Quá trình lựa chọn khẩu trang, chuyên gia sức khỏe khuyên thực hiện nguyên tắc “1 kiểm, 2 nhìn, 3 ngửi”.
Nguyên tắc 1 kiểm. Thông thường, trên bao bì của hộp đựng khẩu trang sẽ hiển thị giấy chứng nhận đăng ký. Nếu không có số đăng ký, bạn nên cân nhắc bởi loại khẩu trang này có thể không đạt chuẩn, không mang lại khả năng bảo vệ.
Nguyên tắc 2 nhìn. Dùng kéo cắt 1 chiếc khẩu trang, bạn có thể nhận thấy 1 lớp lọc ở giữa. Lớp lọc "đúng chuẩn" phải để không khí dễ đi qua, tạo sự thoáng khí cho người dùng. Đồng thời, nó phải lọc được các hạt bụi, vi khuẩn có kích thước cực nhỏ.
Ngoài quan sát lớp lọc, bạn cũng nên bao quát một lượt khẩu trang. Kiểm tra các móc tai có đối xứng không, có bất kỳ đường gờ nào trên khẩu trang hay không, bề mặt có nhẵn hay không... những yếu tố này quyết định đến chất lượng của khẩu trang.
Nguyên tắc 3 ngửi. Khẩu trang đạt chuẩn không có mùi đặc biệt. Trường hợp phát hiện khẩu trang có mùi chua, mốc hoặc bất kì mùi lạ nào thì tuyệt đối không sử dụng.
Mời quý vị xem video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà