Để bát đũa lâu không rửa. Nhiều người có thói quen dồn bát đũa thành đống, lúc nào tiện thì rửa. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe khuyên không nên chất bát đũa thành đống quá 4 giờ.Việc không rửa bát ngay sau khi sử dụng giúp vi khuẩn có cơ hội sinh sôi. Ước tính, nếu bát đũa ăn xong không rửa sau 10 giờ, số lượng vi khuẩn sẽ vượt quá 1 tỷ. Từ đó, bát đĩa trở thành "kho" chứa vi khuẩn.So với mùa đông, bát đũa mùa hè không được rửa kịp thời dễ sinh mùi hôi, thu hút ruồi bọ và khiến bát khó rửa hơn. Chính vì vậy, bạn nên rửa chúng càng sớm càng tốt.Không dùng nước rửa bát. Không dùng nước rửa bát là một sai lầm. Tuy nhiên, dùng nước rửa bát cho tất cả các loại bát đũa cũng không đúng.Bát ăn cơm, bát đựng đồ không chứa dầu không nhất thiết phải dùng chất tẩy rửa. Rửa sạch rồi tráng bằng nước nóng là có thể loại bỏ chất dính cũng như chất bẩn ở bát.Trong khi đó, bát đĩa đựng đồ mỡ lại rất cần nước rửa bát. Nếu không, dầu mỡ bám khó có thể rửa sạch bằng nước, lâu ngày bị oxy hóa biến thành dầu mỡ ôi thiu.Đây cũng là lý do vì sao nên tách bát đĩa riêng thành loại có dầu và không dầu. Việc dùng chung một chậu sẽ làm “lây” dầu chéo cho nhau khiến việc rửa khó có thể đảm bảo.Đổ trực tiếp nước rửa vào bát đĩa. Trước tiên, nên pha loãng nước rửa bát, nhúng khăn lau tạo bọt rồi mới tiến hành rửa. Cách làm này sẽ giảm thiểu được cặn chất tẩy rửa bám vào vật dụng.Chỉ rửa bát đũa. Rửa bát đũa sạch là đúng song chưa đủ. Sau khi rửa, cần phải kiểm soát độ ẩm trên chúng. Nếu không, vi khuẩn vẫn có thể sinh sôi trên bát đũa. Cách làm đúng là sau khi rửa, dùng một tấm vải sạch lau khô rồi mới cất lên giá.Dùng mãi một giẻ lau bát. Những vật dụng như giẻ lau, khăn lau khô là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Nếu không được thay kịp thời, những vật dụng tưởng chừng giúp làm sạch lại vô tình biến thành vật trung gian gây bẩn. Để khắc phục, mỗi tháng nên thay khăn lau, giẻ rửa bát 1 lần. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Vì sao bạn hay bị ho vào ban đêm? Nguồn: Zingnews.
Để bát đũa lâu không rửa. Nhiều người có thói quen dồn bát đũa thành đống, lúc nào tiện thì rửa. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe khuyên không nên chất bát đũa thành đống quá 4 giờ.
Việc không rửa bát ngay sau khi sử dụng giúp vi khuẩn có cơ hội sinh sôi. Ước tính, nếu bát đũa ăn xong không rửa sau 10 giờ, số lượng vi khuẩn sẽ vượt quá 1 tỷ. Từ đó, bát đĩa trở thành "kho" chứa vi khuẩn.
So với mùa đông, bát đũa mùa hè không được rửa kịp thời dễ sinh mùi hôi, thu hút ruồi bọ và khiến bát khó rửa hơn. Chính vì vậy, bạn nên rửa chúng càng sớm càng tốt.
Không dùng nước rửa bát. Không dùng nước rửa bát là một sai lầm. Tuy nhiên, dùng nước rửa bát cho tất cả các loại bát đũa cũng không đúng.
Bát ăn cơm, bát đựng đồ không chứa dầu không nhất thiết phải dùng chất tẩy rửa. Rửa sạch rồi tráng bằng nước nóng là có thể loại bỏ chất dính cũng như chất bẩn ở bát.
Trong khi đó, bát đĩa đựng đồ mỡ lại rất cần nước rửa bát. Nếu không, dầu mỡ bám khó có thể rửa sạch bằng nước, lâu ngày bị oxy hóa biến thành dầu mỡ ôi thiu.
Đây cũng là lý do vì sao nên tách bát đĩa riêng thành loại có dầu và không dầu. Việc dùng chung một chậu sẽ làm “lây” dầu chéo cho nhau khiến việc rửa khó có thể đảm bảo.
Đổ trực tiếp nước rửa vào bát đĩa. Trước tiên, nên pha loãng nước rửa bát, nhúng khăn lau tạo bọt rồi mới tiến hành rửa. Cách làm này sẽ giảm thiểu được cặn chất tẩy rửa bám vào vật dụng.
Chỉ rửa bát đũa. Rửa bát đũa sạch là đúng song chưa đủ. Sau khi rửa, cần phải kiểm soát độ ẩm trên chúng. Nếu không, vi khuẩn vẫn có thể sinh sôi trên bát đũa. Cách làm đúng là sau khi rửa, dùng một tấm vải sạch lau khô rồi mới cất lên giá.
Dùng mãi một giẻ lau bát. Những vật dụng như giẻ lau, khăn lau khô là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Nếu không được thay kịp thời, những vật dụng tưởng chừng giúp làm sạch lại vô tình biến thành vật trung gian gây bẩn. Để khắc phục, mỗi tháng nên thay khăn lau, giẻ rửa bát 1 lần. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Vì sao bạn hay bị ho vào ban đêm? Nguồn: Zingnews.