Ông Trần năm nay 54 tuổi, công việc làm ăn phát đạt song vấn đề sức khỏe khiến ông không thể tận hưởng cuộc sống. Thời gian gần đây, ông rất dễ bị cảm lạnh, tức ngực, khó thở, ho có đờm. Đi khám, bác sĩ cho biết tình trạng bắt nguồn từ việc ăn nhiều chất béo và đường thời gian dài. (Ảnh minh họa)Biết chuyện, người thân khuyên Trần nên uống thuốc bổ, thực phẩm chức năng. Theo họ, những loại thuốc này lợi bất cập hại, càng dùng cơ thể càng tráng kiện. Nghe mọi người nói, ông Trần quyết định bổ sung vitamin tổng hợp nhập khẩu. (Ảnh minh họa)Thời gian đầu, ông Trần uống 1 lần/ngày không thấy hiệu quả nên tự ý tăng liều lên 8 lần/ngày. Kết quả là tình trạng không khá lên, sức khỏe ông Trần ngày càng giảm sút, chán ăn, cơ thể suy nhược, da vàng, nước tiểu vàng sậm nên người nhà vội đưa đến viện khám. (Ảnh minh họa)Sau khi kiểm tra tỉ mỉ, bác sĩ cho rằng sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy giảm bắt nguồn từ việc lạm dụng vitamin. Thực tế, bổ sung vitamin cần dựa trên thể trạng mỗi người, sử dụng quá liều rất hại, đặc biệt là những loại dưới đây. (Ảnh: Aboluowang)Vitamin B. Vitamin nhóm B tham gia vào quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể. Tuy vậy, bổ sung lượng lớn vitamin B không có lợi mà còn gây hại. Cụ thể, dư thừa vitamin B khiến cơ thể đối diện tình trạng mệt mỏi, khó chịu, ngứa và rát da. (Ảnh minh họa)Vitamin A. Quá nhiều vitamin A sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc cấp tính và mãn tính. Trường hợp nhiễm độc cấp tính, bệnh nhân có cảm giác buồn ngủ, chóng mặt, nôn mửa, đau đầu và tiêu chảy. Ngộ độc mãn tính sẽ gây sưng tấy khớp xương, đau nhức, mệt mỏi, đau bụng, ngứa da, bứt rứt, chân tay yếu và giảm lượng kinh nguyệt ở phụ nữ. (Ảnh: Aboluowang)Vitamin E. Vitamin E mang lại hiệu quả làm đẹp, được phụ nữ ưa dùng. Vậy nhưng, vitamin E chỉ phát huy tác dụng khi nạp lượng vừa đủ (100-800mg/ngày đối với người trưởng thành). (Ảnh minh họa)Ngược lại, tiêu thụ khoảng 1000mg vitamin E mỗi ngày thời gian dài dễ gây các vấn đề huyết khối, thuyên tắc phổi và tăng huyết áp. Ảnh: Boldsky.Vitamin D. Bổ sung lượng lớn vitamin D khiến cơ thể tăng hấp thu photpho và canxi. Ảnh: Bodsky.Theo thời gian, nồng độ canxi trong máu tăng, thậm chí gây ngộ độc vitamin D với những triệu chứng như ngứa da, chán ăn, khát nước, khó chịu... (Ảnh minh họa)Có thể nói, vitamin cần thiết song không nên bổ sung tùy tiện, phụ thuộc vào tình trạng từng người. Nhận biết cơ thể thiếu hụt vitamin hay không là không đơn giản. Để biết chính xác cơ thể thiếu hụt loại, mức độ vitamin nào chỉ có cách xét nghiệm. Tuy vậy, cơ thể sẽ đưa ra một vài dấu hiệu thiếu vitamin sau. (Ảnh minh họa)Da thô ráp. Vitamin là chất hữu cơ giúp duy trì sức khỏe, tham gia cấu tạo tế bào, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng... Thiếu vitamin, cơ thể khó vận hành bình thường, biểu hiện ra ngoài là tình trạng da thô ráp, nổi mụn. Để da khỏe đẹp, chế độ ăn uống cần bổ sung vitamin B, C, E... Chỉ khi cung cấp đủ vitamin, mao mạch dưới da mới thông thoáng, cung cấp đủ dinh dưỡng cho da, đảm bảo da khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)Loét miệng. Loét miệng là bệnh răng miệng phổ biến, thường bắt nguồn từ việc thiếu vitamin B2 và vitamin C. (Ảnh minh họa)Rụng tóc. Rụng tóc cũng là dấu hiệu phổ biến của thiếu hụt vitamin B7. Được biết, vitamin B7 là một thành phần nhỏ trong tóc, góp phần duy trì sự tăng trưởng và phát triển bình thường của tóc. Thiếu vitamin B7 dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh, rụng tóc, gàu và bạc tóc ở tuổi thiếu niên. (Ảnh: Aboluowang) Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)
Ông Trần năm nay 54 tuổi, công việc làm ăn phát đạt song vấn đề sức khỏe khiến ông không thể tận hưởng cuộc sống. Thời gian gần đây, ông rất dễ bị cảm lạnh, tức ngực, khó thở, ho có đờm. Đi khám, bác sĩ cho biết tình trạng bắt nguồn từ việc ăn nhiều chất béo và đường thời gian dài. (Ảnh minh họa)
Biết chuyện, người thân khuyên Trần nên uống thuốc bổ, thực phẩm chức năng. Theo họ, những loại thuốc này lợi bất cập hại, càng dùng cơ thể càng tráng kiện. Nghe mọi người nói, ông Trần quyết định bổ sung vitamin tổng hợp nhập khẩu. (Ảnh minh họa)
Thời gian đầu, ông Trần uống 1 lần/ngày không thấy hiệu quả nên tự ý tăng liều lên 8 lần/ngày. Kết quả là tình trạng không khá lên, sức khỏe ông Trần ngày càng giảm sút, chán ăn, cơ thể suy nhược, da vàng, nước tiểu vàng sậm nên người nhà vội đưa đến viện khám. (Ảnh minh họa)
Sau khi kiểm tra tỉ mỉ, bác sĩ cho rằng sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy giảm bắt nguồn từ việc lạm dụng vitamin. Thực tế, bổ sung vitamin cần dựa trên thể trạng mỗi người, sử dụng quá liều rất hại, đặc biệt là những loại dưới đây. (Ảnh: Aboluowang)
Vitamin B. Vitamin nhóm B tham gia vào quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể. Tuy vậy, bổ sung lượng lớn vitamin B không có lợi mà còn gây hại. Cụ thể, dư thừa vitamin B khiến cơ thể đối diện tình trạng mệt mỏi, khó chịu, ngứa và rát da. (Ảnh minh họa)
Vitamin A. Quá nhiều vitamin A sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc cấp tính và mãn tính. Trường hợp nhiễm độc cấp tính, bệnh nhân có cảm giác buồn ngủ, chóng mặt, nôn mửa, đau đầu và tiêu chảy. Ngộ độc mãn tính sẽ gây sưng tấy khớp xương, đau nhức, mệt mỏi, đau bụng, ngứa da, bứt rứt, chân tay yếu và giảm lượng kinh nguyệt ở phụ nữ. (Ảnh: Aboluowang)
Vitamin E. Vitamin E mang lại hiệu quả làm đẹp, được phụ nữ ưa dùng. Vậy nhưng, vitamin E chỉ phát huy tác dụng khi nạp lượng vừa đủ (100-800mg/ngày đối với người trưởng thành). (Ảnh minh họa)
Ngược lại, tiêu thụ khoảng 1000mg vitamin E mỗi ngày thời gian dài dễ gây các vấn đề huyết khối, thuyên tắc phổi và tăng huyết áp. Ảnh: Boldsky.
Vitamin D. Bổ sung lượng lớn vitamin D khiến cơ thể tăng hấp thu photpho và canxi. Ảnh: Bodsky.
Theo thời gian, nồng độ canxi trong máu tăng, thậm chí gây ngộ độc vitamin D với những triệu chứng như ngứa da, chán ăn, khát nước, khó chịu... (Ảnh minh họa)
Có thể nói, vitamin cần thiết song không nên bổ sung tùy tiện, phụ thuộc vào tình trạng từng người. Nhận biết cơ thể thiếu hụt vitamin hay không là không đơn giản. Để biết chính xác cơ thể thiếu hụt loại, mức độ vitamin nào chỉ có cách xét nghiệm. Tuy vậy, cơ thể sẽ đưa ra một vài dấu hiệu thiếu vitamin sau. (Ảnh minh họa)
Da thô ráp. Vitamin là chất hữu cơ giúp duy trì sức khỏe, tham gia cấu tạo tế bào, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng... Thiếu vitamin, cơ thể khó vận hành bình thường, biểu hiện ra ngoài là tình trạng da thô ráp, nổi mụn. Để da khỏe đẹp, chế độ ăn uống cần bổ sung vitamin B, C, E... Chỉ khi cung cấp đủ vitamin, mao mạch dưới da mới thông thoáng, cung cấp đủ dinh dưỡng cho da, đảm bảo da khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)
Loét miệng. Loét miệng là bệnh răng miệng phổ biến, thường bắt nguồn từ việc thiếu vitamin B2 và vitamin C. (Ảnh minh họa)
Rụng tóc. Rụng tóc cũng là dấu hiệu phổ biến của thiếu hụt vitamin B7. Được biết, vitamin B7 là một thành phần nhỏ trong tóc, góp phần duy trì sự tăng trưởng và phát triển bình thường của tóc. Thiếu vitamin B7 dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh, rụng tóc, gàu và bạc tóc ở tuổi thiếu niên. (Ảnh: Aboluowang)
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)