Vào thời điểm giao mùa hè thu, khế cũng bắt đầu chín, trong số các loại trái cây, khế được xem là loại trái cây giá trị dinh dưỡng cao, nhiều người Việt thích ăn. Nhưng đối với một số người, khế chính là trái cây sát thủ, một sát thủ ngọt ngào, thầm lặng, có thể lấy mạng người thích ăn.Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong quả khế có chứa chất độc thần kinh hòa tan trong nước. Kể từ năm 2013, các nhà khoa học Brazil đã công bố nghiên cứu, cho biết họ đã phân lập được phân tử độc hại này.Đa số chúng ta đều biết rằng, thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của con người, là "người bảo vệ" giúp duy trì môi trường ổn định trong cơ thể và loại bỏ các chất độc hại.Đối với những người có chức năng thận bình thường, thận có thể loại bỏ nước thải dư thừa, tạp chất và độc tố ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu tiện, vì vậy chất độc trong khế cũng có thể được chuyển hóa nếu như thận khỏe mạnh, hoạt động bình thường.Thế nhưng, đối với những bệnh nhân suy giảm chức năng thận, việc khó đào thải chất độc trong khế, dẫn đến màng đáy mao mạch cầu thận bị tổn thương, quá trình chân của tế bào biểu mô bị tổn thương, từ đó dẫn đến tiểu ra máu và một loạt các bất thường khác.Đồng thời, ở thể nặng, nhiễm độc bởi khế cũng có thể xảy ra các triệu chứng như tê bì chân tay, khó thở, lú lẫn, nôn mửa và co giật. 1/5 số bệnh nhân sẽ có các triệu chứng động kinh. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiễm độc thần kinh, rối loạn ý thức và tử vong.Lưu ý rằng, loại khế, số lượng khế và sức khỏe của bệnh nhân đều liên quan mật thiết đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ngộ độc chất độc thần kinh trong khế. Trong những năm gần đây, đã có báo cáo về trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, đặc biệt là bệnh nhân chạy thận bị ngộ độc sau khi ăn khế.Nhìn chung, tất cả những người có vấn đề về thận dù thích đến mấy cũng nên tránh ăn khế, dù là ăn tươi, ép nước hay nấu cùng các thực phẩm khác. Các chuyên gia sức khỏe cũng chỉ đích danh 3 đối tượng nên tránh xa loại quả này.1. Bệnh nhân mắc bệnh thận và người suy thận: Bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính, suy giảm chức năng thận và suy thận (chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc), nghiêm cấm ăn khế hoặc uống nước ép từ khế, khế đóng hộp và các sản phẩm khế đã qua chế biến khác.2. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường: Bệnh nhân mắc hai bệnh mãn tính này có mức độ tổn thương thận khác nhau, vì vậy hãy cố gắng tránh ăn khế, nếu chắc chắn chức năng thận không có vấn đề cũng nên ăn khế với số lượng hạn chế.3. Trẻ sơ sinh: Chức năng gan thận của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn đang trong giai đoạn phát triển, khả năng tiêu hóa còn yếu nên không thích hợp cho trẻ ăn khế.Nếu bạn có các triệu chứng ngộ độc sau khi ăn khế, bạn phải đi khám bác sĩ kịp thời, nếu nặng thì có thể chạy thận nhân tạo để loại bỏ hoàn toàn chất độc.Mời quý độc giả xem video: Ăn gì bổ thận, tốt cho cơ thể? Nguồn: Vinmec.
Vào thời điểm giao mùa hè thu, khế cũng bắt đầu chín, trong số các loại trái cây, khế được xem là loại trái cây giá trị dinh dưỡng cao, nhiều người Việt thích ăn. Nhưng đối với một số người, khế chính là trái cây sát thủ, một sát thủ ngọt ngào, thầm lặng, có thể lấy mạng người thích ăn.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong quả khế có chứa chất độc thần kinh hòa tan trong nước. Kể từ năm 2013, các nhà khoa học Brazil đã công bố nghiên cứu, cho biết họ đã phân lập được phân tử độc hại này.
Đa số chúng ta đều biết rằng, thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của con người, là "người bảo vệ" giúp duy trì môi trường ổn định trong cơ thể và loại bỏ các chất độc hại.
Đối với những người có chức năng thận bình thường, thận có thể loại bỏ nước thải dư thừa, tạp chất và độc tố ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu tiện, vì vậy chất độc trong khế cũng có thể được chuyển hóa nếu như thận khỏe mạnh, hoạt động bình thường.
Thế nhưng, đối với những bệnh nhân suy giảm chức năng thận, việc khó đào thải chất độc trong khế, dẫn đến màng đáy mao mạch cầu thận bị tổn thương, quá trình chân của tế bào biểu mô bị tổn thương, từ đó dẫn đến tiểu ra máu và một loạt các bất thường khác.
Đồng thời, ở thể nặng, nhiễm độc bởi khế cũng có thể xảy ra các triệu chứng như tê bì chân tay, khó thở, lú lẫn, nôn mửa và co giật. 1/5 số bệnh nhân sẽ có các triệu chứng động kinh. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiễm độc thần kinh, rối loạn ý thức và tử vong.
Lưu ý rằng, loại khế, số lượng khế và sức khỏe của bệnh nhân đều liên quan mật thiết đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ngộ độc chất độc thần kinh trong khế. Trong những năm gần đây, đã có báo cáo về trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, đặc biệt là bệnh nhân chạy thận bị ngộ độc sau khi ăn khế.
Nhìn chung, tất cả những người có vấn đề về thận dù thích đến mấy cũng nên tránh ăn khế, dù là ăn tươi, ép nước hay nấu cùng các thực phẩm khác. Các chuyên gia sức khỏe cũng chỉ đích danh 3 đối tượng nên tránh xa loại quả này.
1. Bệnh nhân mắc bệnh thận và người suy thận: Bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính, suy giảm chức năng thận và suy thận (chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc), nghiêm cấm ăn khế hoặc uống nước ép từ khế, khế đóng hộp và các sản phẩm khế đã qua chế biến khác.
2. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường: Bệnh nhân mắc hai bệnh mãn tính này có mức độ tổn thương thận khác nhau, vì vậy hãy cố gắng tránh ăn khế, nếu chắc chắn chức năng thận không có vấn đề cũng nên ăn khế với số lượng hạn chế.
3. Trẻ sơ sinh: Chức năng gan thận của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn đang trong giai đoạn phát triển, khả năng tiêu hóa còn yếu nên không thích hợp cho trẻ ăn khế.
Nếu bạn có các triệu chứng ngộ độc sau khi ăn khế, bạn phải đi khám bác sĩ kịp thời, nếu nặng thì có thể chạy thận nhân tạo để loại bỏ hoàn toàn chất độc.