Nhiều người e dè nước sôi để qua đêm vì tin rằng trong chúng có lượng lớn nitrit, làm tăng nguy cơ ung thư. Sự thực là bản thân nitrit không gây ung thư, chất gây bệnh thực sự có tên nitrosamine.Sau khi muối đi vào cơ thể, chúng trải qua loạt phản ứng hóa học mới hình thành nitrosamine. Một khi lượng lớn nitrosamine tích tụ trong cơ thể dễ gây ung thư gan, hình thành các khối u đường tiêu hóa.Thực tế, tiêu chuẩn của nitrit trong nước uống được quy định là 1 microgam/mililit. Nghiên cứu khoa học cho thấy nitrit trong nước qua đêm rất ít khi vượt qua ngưỡng này.Tương tự, nước đun đi đun lại nhiều lần cũng được đồn thổi làm tăng nguy cơ ung thư do chứa lượng lớn nitrit. Để kiểm chứng, các chuyên gia từng thực hiện thí nghiệm đun nước sôi đến 180 lần. Vậy nhưng, hàm lượng nitrit trong nước vẫn không đạt đến mức gây ngộ độc.Hàm lượng nitrit trong nước này cũng ít hơn nhiều so với lượng nitrit trong xúc xích, giăm bông. Do vậy, nói nước đun lại nhiều lần, nước để qua đêm làm tăng lượng nitrit chưa thực sự chính xác. Nguyên nhân chính không nên uống nước để qua đêm bắt nguồn vì tính vệ sinh. Trong khi đó, nước đun đi đun lại có thể khiến các chất trong nước biến đổi theo hướng không có lợi.Bên cạnh việc khẳng định nước để qua đêm, nước đun lại nhiều lần không thực sự nguy hiểm như đồn thổi, chuyên gia sức khỏe chỉ ra 2 loại nước hại sức khỏe, uống nhiều dễ gây bệnh.Nước nóng trên 65°C. Nước nóng trên 65°C được xếp vào nhóm chất gây ung thư độ 2a. Nguyên nhân bởi khi đi vào thực quản, nhiệt độ cao có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, tăng nguy cơ ung thư thực quản.Rượu bia. Rượu bia là thức uống có cồn rất được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, thưởng thức lượng lớn loại đồ uống này không hề tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, người có vấn đề về gan, gan nhiễm mỡ nên tránh xa, uống nhiều có thể gây ra các vấn đề như xơ gan.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi sử dụng rượu bia, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan trở thành các hợp chất mới, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde, một chất làm sinh sôi các tế bào ung thư.Thêm vào đó, nếu càng uống nhiều rượu, hàm lượng acetaldehyde trong nước bọt sẽ càng gia tăng, góp phần làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, vòm họng, thực quản và đường hô hấp. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi như thế nào nếu ngừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews
Nhiều người e dè nước sôi để qua đêm vì tin rằng trong chúng có lượng lớn nitrit, làm tăng nguy cơ ung thư. Sự thực là bản thân nitrit không gây ung thư, chất gây bệnh thực sự có tên nitrosamine.
Sau khi muối đi vào cơ thể, chúng trải qua loạt phản ứng hóa học mới hình thành nitrosamine. Một khi lượng lớn nitrosamine tích tụ trong cơ thể dễ gây ung thư gan, hình thành các khối u đường tiêu hóa.
Thực tế, tiêu chuẩn của nitrit trong nước uống được quy định là 1 microgam/mililit. Nghiên cứu khoa học cho thấy nitrit trong nước qua đêm rất ít khi vượt qua ngưỡng này.
Tương tự, nước đun đi đun lại nhiều lần cũng được đồn thổi làm tăng nguy cơ ung thư do chứa lượng lớn nitrit. Để kiểm chứng, các chuyên gia từng thực hiện thí nghiệm đun nước sôi đến 180 lần. Vậy nhưng, hàm lượng nitrit trong nước vẫn không đạt đến mức gây ngộ độc.
Hàm lượng nitrit trong nước này cũng ít hơn nhiều so với lượng nitrit trong xúc xích, giăm bông. Do vậy, nói nước đun lại nhiều lần, nước để qua đêm làm tăng lượng nitrit chưa thực sự chính xác. Nguyên nhân chính không nên uống nước để qua đêm bắt nguồn vì tính vệ sinh. Trong khi đó, nước đun đi đun lại có thể khiến các chất trong nước biến đổi theo hướng không có lợi.
Bên cạnh việc khẳng định nước để qua đêm, nước đun lại nhiều lần không thực sự nguy hiểm như đồn thổi, chuyên gia sức khỏe chỉ ra 2 loại nước hại sức khỏe, uống nhiều dễ gây bệnh.
Nước nóng trên 65°C. Nước nóng trên 65°C được xếp vào nhóm chất gây ung thư độ 2a. Nguyên nhân bởi khi đi vào thực quản, nhiệt độ cao có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Rượu bia. Rượu bia là thức uống có cồn rất được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, thưởng thức lượng lớn loại đồ uống này không hề tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, người có vấn đề về gan, gan nhiễm mỡ nên tránh xa, uống nhiều có thể gây ra các vấn đề như xơ gan.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi sử dụng rượu bia, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan trở thành các hợp chất mới, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde, một chất làm sinh sôi các tế bào ung thư.
Thêm vào đó, nếu càng uống nhiều rượu, hàm lượng acetaldehyde trong nước bọt sẽ càng gia tăng, góp phần làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, vòm họng, thực quản và đường hô hấp. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi như thế nào nếu ngừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews