Rất nhiều người tưởng rằng cơ thể chỉ có một loại mỡ thừa nhưng không phải. Calo thừa sẽ bị tích tụ thành mỡ trắng để dùng cho những lúc cần năng lượng. Quá nhiều mỡ trắng sẽ gây các bệnh tim mạch và kháng insulin. Ngoài ra còn có mỡ nâu nằm ở cổ và xung quanh xương cổ. Màu sắc của mỡ nâu là do có các ty thể giàu sắt. Chức năng của mỡ nâu lại giống như cơ bắp, chẳng hạn như đốt mỡ trắng để lấy năng lượng và quá trình đốt mỡ này sinh nhiệt. Vì vậy muốn giảm cân thì cơ thể càng có nhiều mỡ nâu càng tốt. Muốn giảm cân đầu tiên cần phải hiểu về mỡ trong cơ thể. Mỡ sần da cam là mỡ không sạch và có độc tố: Mặc dù người bị sần da cam chủ yếu là phụ nữ nhưng từ người già, trẻ, trai, gái, gầy, béo đều có thể bị sần da cam. Sần da cam không phải là do mỡ “bẩn” mà một phần là do bẩm sinh và do bị giảm hormone estrogien. Ngoài ra còn do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ít vận động. Vì hạn chế calo thì giảm được cân nên càng nạp ít calo càng tốt: Nếu bạn ăn ít hơn 1.200 calo/ngày thì không chỉ gây giảm mỡ mà còn gây mất cơ. Về lâu dài, hạn chế calo quá mức sẽ gây thiếu máu, chóng mặt, đau đầu, đường huyết thấp, bệnh gan, thận và một loạt biến chứng khác. Những người nhịn ăn thường thấy tỉ lệ mỡ tăng lên do cơ thể tích mỡ để lấy năng lượng. Lượng mỡ không thể xuống quá thấp: Cơ thể mỗi người cần một lượng mỡ nhất định để hoạt động đúng chức năng. Phụ nữ cần khoảng 13% mỡ, còn đàn ông chỉ cần 3%. Con số này chưa bao gồm mỡ tích trữ. Nếu tỉ lệ mỡ xuống quá thấp thì ảnh hưởng đến rất nhiều chức năng như rối loạn sinh sản (chẳng hạn như mất kinh nguyệt), mất nước, đói, mất cơ và gây loãng xương sớm… Cách giảm mỡ duy nhất là tập các bài tập dành cho tim mạch: Các bài tập đi bộ, đạp xe hay aerobic tốt cho tim mạch nhưng nếu bạn muốn giảm mỡ thì đó không phải là cách tốt nhất. Cái bạn cần là tập sức mạnh và sức bền, chẳng hạn như tập tạ, để tạo các nhóm cơ lớn, từ đó mới có thể đốt mỡ hiệu quả hơn. Có thể giảm mỡ từng phần: Không giống như khi tăng cơ bạn có thể tăng cơ từng phần, khi giảm mỡ thì bạn giảm mỡ toàn bộ. Nguyên nhân là do các tế bào chất béo chứa triglycerides. Khi cơ thể cần chuyển hóa năng lượng từ mỡ thì triglycerides có thể đi vào máu từ bất cứ đâu chứ không chỉ tập trung một chỗ. Càng lớn tuổi thì tích mỡ là điều không tránh khỏi: Tăng cân do tuổi tác thường là do tăng mỡ bụng và hay bắt đầu từ tuổi 40. Nhưng điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn ý thức hơn về ăn uống và luyện tập sức nặng. Hãy kết hợp giữa tập tạ với tập tim mạch để tăng mật độ xương, độ cân bằng và sự dẻo dai. Các tế bào chất béo chỉ là mỡ: Không chỉ là nguồn năng lượng, mỡ còn được coi là một cơ quan nội tiết để sản sinh ra những hormone như leptin và adiponectin. Thiếu hay thừa những hormone này đều có thể gây tăng cân hoặc giảm cân. Chuyển mỡ thành cơ, cơ thành mỡ: Điều này không thể xảy ra vì đây là hai mô khác nhau trong cơ thể, mỡ là mô chất béo, còn cơ là protein. Khi bạn giảm mỡ, phần lớn mỡ được chuyển thành khí CO2 bay ra ngoài theo đường hô hấp. Phần còn lại mới được thải ra ngoài qua tuyến mồ hôi, đường tiểu hoặc nước mắt. Ăn mỡ gây béo: Calo mới là thủ phạm gây béo. Bạn tăng cân vì nạp nhiều calo hơn mức tiêu hao. Dù là chất béo loại nào thì khi quy đổi ra calo cũng ở mức tương đương nhau. Khi ăn vào, chất béo cho nhiều năng lượng nhất vì chất béo chứa nhiều calo hơn tinh bột và protein. (Nguồn ảnh: Howstuffworks)
Rất nhiều người tưởng rằng cơ thể chỉ có một loại mỡ thừa nhưng không phải. Calo thừa sẽ bị tích tụ thành mỡ trắng để dùng cho những lúc cần năng lượng. Quá nhiều mỡ trắng sẽ gây các bệnh tim mạch và kháng insulin. Ngoài ra còn có mỡ nâu nằm ở cổ và xung quanh xương cổ. Màu sắc của mỡ nâu là do có các ty thể giàu sắt. Chức năng của mỡ nâu lại giống như cơ bắp, chẳng hạn như đốt mỡ trắng để lấy năng lượng và quá trình đốt mỡ này sinh nhiệt. Vì vậy muốn giảm cân thì cơ thể càng có nhiều mỡ nâu càng tốt.
Muốn giảm cân đầu tiên cần phải hiểu về mỡ trong cơ thể. Mỡ sần da cam là mỡ không sạch và có độc tố: Mặc dù người bị sần da cam chủ yếu là phụ nữ nhưng từ người già, trẻ, trai, gái, gầy, béo đều có thể bị sần da cam. Sần da cam không phải là do mỡ “bẩn” mà một phần là do bẩm sinh và do bị giảm hormone estrogien. Ngoài ra còn do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ít vận động.
Vì hạn chế calo thì giảm được cân nên càng nạp ít calo càng tốt: Nếu bạn ăn ít hơn 1.200 calo/ngày thì không chỉ gây giảm mỡ mà còn gây mất cơ. Về lâu dài, hạn chế calo quá mức sẽ gây thiếu máu, chóng mặt, đau đầu, đường huyết thấp, bệnh gan, thận và một loạt biến chứng khác. Những người nhịn ăn thường thấy tỉ lệ mỡ tăng lên do cơ thể tích mỡ để lấy năng lượng.
Lượng mỡ không thể xuống quá thấp: Cơ thể mỗi người cần một lượng mỡ nhất định để hoạt động đúng chức năng. Phụ nữ cần khoảng 13% mỡ, còn đàn ông chỉ cần 3%. Con số này chưa bao gồm mỡ tích trữ. Nếu tỉ lệ mỡ xuống quá thấp thì ảnh hưởng đến rất nhiều chức năng như rối loạn sinh sản (chẳng hạn như mất kinh nguyệt), mất nước, đói, mất cơ và gây loãng xương sớm…
Cách giảm mỡ duy nhất là tập các bài tập dành cho tim mạch: Các bài tập đi bộ, đạp xe hay aerobic tốt cho tim mạch nhưng nếu bạn muốn giảm mỡ thì đó không phải là cách tốt nhất. Cái bạn cần là tập sức mạnh và sức bền, chẳng hạn như tập tạ, để tạo các nhóm cơ lớn, từ đó mới có thể đốt mỡ hiệu quả hơn.
Có thể giảm mỡ từng phần: Không giống như khi tăng cơ bạn có thể tăng cơ từng phần, khi giảm mỡ thì bạn giảm mỡ toàn bộ. Nguyên nhân là do các tế bào chất béo chứa triglycerides. Khi cơ thể cần chuyển hóa năng lượng từ mỡ thì triglycerides có thể đi vào máu từ bất cứ đâu chứ không chỉ tập trung một chỗ.
Càng lớn tuổi thì tích mỡ là điều không tránh khỏi: Tăng cân do tuổi tác thường là do tăng mỡ bụng và hay bắt đầu từ tuổi 40. Nhưng điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn ý thức hơn về ăn uống và luyện tập sức nặng. Hãy kết hợp giữa tập tạ với tập tim mạch để tăng mật độ xương, độ cân bằng và sự dẻo dai.
Các tế bào chất béo chỉ là mỡ: Không chỉ là nguồn năng lượng, mỡ còn được coi là một cơ quan nội tiết để sản sinh ra những hormone như leptin và adiponectin. Thiếu hay thừa những hormone này đều có thể gây tăng cân hoặc giảm cân.
Chuyển mỡ thành cơ, cơ thành mỡ: Điều này không thể xảy ra vì đây là hai mô khác nhau trong cơ thể, mỡ là mô chất béo, còn cơ là protein. Khi bạn giảm mỡ, phần lớn mỡ được chuyển thành khí CO2 bay ra ngoài theo đường hô hấp. Phần còn lại mới được thải ra ngoài qua tuyến mồ hôi, đường tiểu hoặc nước mắt.
Ăn mỡ gây béo: Calo mới là thủ phạm gây béo. Bạn tăng cân vì nạp nhiều calo hơn mức tiêu hao. Dù là chất béo loại nào thì khi quy đổi ra calo cũng ở mức tương đương nhau. Khi ăn vào, chất béo cho nhiều năng lượng nhất vì chất béo chứa nhiều calo hơn tinh bột và protein. (Nguồn ảnh: Howstuffworks)