Lạc được coi là một loại ngũ cốc, thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt còn chứa chất oxy hóa, omega-3 tốt cho sức khỏe. Tìm hiểu những thông tin về loại thực phẩm dinh dưỡng này qua bài viết dưới đây!
1. Dinh dưỡng từ lạc
Lạc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đem lại lợi ích cho sức khỏe con người có thể kể đến như:
- Protein: Ăn lạc giúp bạn bổ sung protein cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vậy, lạc còn là thực phẩm chứa nguồn protein thực vật tốt cho sức khỏe.
- Lạc hỗ trợ giảm cân: Nhiều người cho rằng vì lạc chứa nhiều chất béo nên không thể giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên, lạc lại giúp bạn giảm cân nếu tiêu thụ ở mức vừa phải vì lạc tạo cảm giác no lâu và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, lạc còn kết hợp với protein và chất xơ giúp hỗ trợ trong quá trình giảm cân.
- Bảo vệ tim là tác dụng khi ăn lạc vì lạc chống lại cholesterol xấu. Khi tiêu thụ lượng lạc vừa phải có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Ăn lạc còn giúp giảm lượng đường trong máu vì lạc là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, loại thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho người bệnh tiểu đường.
- Lạc chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: protein, omega-3, omega-6, chất xơ, biotin, đồng, folate, vitamin E, thiamine, phốt pho và magiê. Chưa kể lạc cũng là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Đặc biệt, lạc còn là nguyên liệu dễ kiếm, có thể chế biến thành nhiều món ăn như lạc rang, sữa lạc, bơ lạc hoặc xôi lạc,...
Lạc là nguyên liệu dễ kiếm, có thể chế biến thành nhiều món ăn - Ảnh Internet
2. Những người tuyệt đối không nên ăn lạc vì rất độc
Mặc dù lạc rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số đối tượng tuyệt đối không ăn lạc vì có thể gây hại cho sức khỏe thậm chí còn xảy ra các triệu chứng dị ứng nguy hiểm như khó nuốt, sưng cổ họng, mạch đập nhanh, bị hoa mắt, chóng mặt.
Một vài đối tượng không nên ăn lạc cần lưu ý:
- Người mắc bệnh gout: Những người mắc bệnh gout xảy ra do rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu nên nếu ăn nhiều chất béo có thể làm lượng uric trong máu tăng khiến bệnh nặng hơn. Lạc lại là thực phẩm chứa nhiều protein và chất dầu, vì vậy ăn lạc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và khiến bệnh nặng hơn.
- Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn lạc: Dù lạc là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tuy nhiên việc kiểm soát để lượng đường không tăng lên thì không nên ăn lạc để giữ đường huyết thấp nhất.
- Người đang giảm cân, thực tế lạc có tác dụng hỗ trợ giảm cân vì no lâu. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được lượng thực phẩm này có thể khiến bạn giảm cân không thành công vì lượng chất béo và calo cao.
- Bị cao huyết áp không nên ăn lạc vì khi ăn lạc sẽ làm tăng huyết áp và động mạch xơ cứng gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Nếu bị nóng trong không nên ăn lạc. Thực chất theo Đông y thì lạc có vị ngọt và mang tính nóng có thể gây tình trạng nóng trong. Vì thế, người bị nhiệt hoặc mụn nóng không nên ăn lạc vì lạc có thể sẽ khiến bạn bị khó thở và cơ thể bị nóng hơn.
Theo Đông y thì lạc có vị ngọt và mang tính nóng có thể gây tình trạng nóng trong - Ảnh Internet
- Người vừa phẫu thuật túi mật không nên ăn lạc khi lạc có thể làm kích thích dịch mật tăng tiết, trong khi đó việc cắt bỏ túi mật khiến cơ thể không có sự dự trữ gây khó khăn trong tiêu hóa. Không chỉ vậy, lạc có chứa chất béo lớn nên khó tiêu hóa và nếu ăn có thể gây hại cho gan khi vừa phẫu thuật túi mật.
- Bệnh phù thũng không nên ăn lạc vì lạc có chứa một hoạt chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. Người bị phù thũng ăn lạc có thể khiến cơ thể bị tổn thương, gây tình trạng ứ đọng khiến phù thũng trầm trọng hơn.
- Phụ nữ mang thai không nên ăn lạc trong thai kỳ. Một nghiên cứu đã cho kết quả rằng nếu ăn lạc trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng ở trẻ cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác.
Ngoài ra, phụ nữ cho con bú cũng có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh dị ứng ở trẻ hơn những trẻ khác.
3. Ăn lạc mốc nguy hiểm như thế nào?
Thực tế trong cuộc sống không ít người tiếc rẻ không loại bỏ lạc bị mốc và lạc có mùi lạ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Độc tố vi nấm có tên là aflatoxin, rất bền vững ở nhiệt độ cao có trong lạc bị mốc và lạc có mùi lạ. Trong khi đó, rang hay luộc lạc lại chỉ có thể làm chết các bào tử mốc và làm giảm được một phần nào độc tính chứ không thể phá hủy được hoàn toàn độc tốt của độc vi nấm gây ra.
Lạc có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn lạc mốc lại gây hại cho sức khỏe - Ảnh Internet
Điều này khiến mọi người tuyệt đối không được chủ quan cho rằng lạc mốc sau khi được rang hay luộc kỹ vô hại.
Ăn phải lạc mốc vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, một vài nguy hiểm có thể kể đến như sau:
Ăn phải lạc mốc có thể bị nhiễm độc thần kinh, tình trạng này biểu hiện qua các triệu chứng như co giật, bị liệt và rối loạn vận động, còn có thể làm tổn thương thận, bị xuất huyết và hoại tử cũng như thoái hóa gan.
Ăn phải lạc mốc thường xuyên dù ăn ít một cũng gây rối loạn chức năng gan, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng xơ và ung thư gan. Đây được xem là một trong những chất ung thư mạnh nhất qua đường miệng.
Chỉ hấp thu 2,5 miligam aflatoxin trong 89 ngày thì sau hơn một năm người thường xuyên ăn lạc mốc đã có thể khởi phát bệnh ung thư gan.
Ngoài ra, vi nấm Aspergillus cũng phát triển mạnh và sinh độc tố ở nhiệt độ 30 độ C, độ ẩm 85% và một hàm lượng nước thích hợp (từ 9% trở lên) trong hạt lạc.
Do đó, tuyệt đối không tiếc của mà cố sử dụng lạc bị mốc hoặc lạc có mùi lạ.
4. Có nên ăn lạc bị mọc mầm hay không?
Tượng tự lạc mốc, lạc mọc mầm cũng khiến nhiều bà nội trợ lo lắng. Thực tế, nếu không quan sát kỹ bạn có thể không phát hiện ra lạc bị mọc mầm bên trong.
Lạc mọc mầm cần được bỏ không sử dụng vì nhiễm nấm mốc cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe. Các nhà khoa học cho biết trong lạc mọc mầm đã bị mốc còn chứa rất nhiều loại nấm mốc có độc. Trong đó độc nhất là chất độc Hoàng khúc.
Không chỉ gây hại cho sức khỏe mà chất dinh dưỡng từ lạc mốc hay lạc mọc mầm còn không cao - Ảnh Internet
Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết chất độc này có độc tính mạnh và có tác dụng gây ung thư rõ rệt khi được thử nghiệm ở vật nuôi.
Không chỉ vậy, tiêu thụ lạc mốc hay lạc mọc mầm không đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giá trị dinh dưỡng chúng đem lại không cao.
5. Khi nào không nên ăn lạc?
- Không nên ăn lạc khi bị ho:
Nếu đang bị ho không nên ăn lạc vì lạc chứa hàm lượng dầu lớn. Điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm.
- Không ăn lạc khi bị mụn:
Theo Đông y thì lạc có vị ngọt, tính nóng. Do đó, nếu ăn lạc có thể gây tình trạng nóng trong người. Nên những người bị mụn hoặc bị nóng trong không nên ăn thực phẩm này. Nếu ăn lạc khi bị mụn hoặc nóng trong có thể gây ra tình trạng khó thở, khiến cơ thể nóng hơn.
Lạc tuy cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe nhưng trước khi thêm thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày bạn cần tìm hiểu kỹ xem mình có thuộc đối tượng cần tránh ăn lạc hay không.