Củ sen là phần thân rễ ăn được của cây sen, khá phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Củ sen được ví là “ nhân sâm giá rẻ” nhờ những lợi ích sức khỏe chúng mang lại. (Ảnh: Sohu, minh họa)Theo Đông y, củ sen có tác dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng âm bổ phổi, bồi bổ khí huyết, thải độc, cầm máu, ngăn xuất huyết. Nghiên cứu thành phần củ sen, các nhà khoa học nhận thấy củ sen rất giàu dinh dưỡng. 100g củ sen tươi chứa 79,1g nước và 74 kcal năng lượng.Các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như canxi, sắt, magie, natri, kẽm, protein. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C và chất xơ trong chúng rất có lợi cho những người thể trạng yếu, bệnh gan, táo bón và tiểu đường.Củ sen có vị giòn ngọt, nhiều nước, có thể chế biến thành món salad, xào, nhồi hoặc ninh. Dù chế biến theo cách nào, củ sen cũng mang đến món ăn ngon miệng, sảng khoái và dễ tiêu hóa.Dù vậy, có những thực phẩm “đại kỵ” với củ sen, kết hợp gây bất lợi cho sức khỏe. Theo bác sĩ dinh dưỡng lâu năm, tốt nhất nên tránh kết hợp củ sen với những thực phẩm dưới đây.1. Thực phẩm tính hàn. Củ sen sinh trưởng trong nước, tính mát. Khi chế biến món ăn, bạn nên tránh kết hợp với các thực phẩm tính hàn như mướp đắng, dưa chuột, hải sản, củ cải trắng,... Kết hợp 2 thực phẩm tính hàn cùng lúc dễ gây lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy, không có lợi cho tì vị.Bên cạnh đó, củ sen sinh trưởng trong bùn, tiềm ẩn nguy cơ chứa ấu trùng, kí sinh trùng như sán lá gan. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên ăn củ sen được nuôi trồng thay vì mọc hoang, đặc biệt là những nơi nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo. Khi chế biến, bạn nên rửa sạch, nấu chín hoàn toàn rồi mới ăn.2. Gan động vật. Củ sen chứa nhiều axit tannic, có tác dụng cầm máu, tránh mất máu. Trong khi đó, gan động vật như gan lợn, gan gà, gan vịt chứa nhiều sắt. Kết hợp axit tannic với sắt dễ tạo thành chất khó hấp thu, giảm khả năng hấp thụ sắt. Từ đó, gây lãng phí nguồn sắt trong nguyên liệu.3. Đậu và các sản phẩm từ đậu nành. Chúng ta thường được khuyên tăng cường đậu và các sản phẩm từ đậu nành trong thực đơn hàng ngày bởi chúng tốt cho sức khỏe, đặc biệt giàu canxi. Vậy nhưng, đậu và các sản phẩm từ đậu nành không nên kết hợp với củ sen.Được biết, củ sen chứa nhiều xenlulozo. Xenlulozo gặp ion canxi dễ tạo thành hợp chất khó hấp thụ, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi. Vì vậy, để tránh lãng phí dinh dưỡng, bạn nên tránh kết hợp củ sen với đậu và các sản phẩm từ đậu nành.Ngoài việc tránh các thực phẩm “đại kỵ” với củ sen, bạn nên chú ý chọn những củ có đốt to, ngắn, nguyên vẹn. Tuyệt đối tránh những củ sen có dấu hiệu dập nát, bởi chúng dễ chứa ký sinh trùng, thu hút vi khuẩn.Kiểm tra xem có bùn ẩm dính ngoài vỏ hay không. Nếu không có bùn, điều này đồng nghĩa với việc sen đã được xử lý qua, khó có thể bảo quản lâu.Nên chọn củ sen có vỏ ngoài không bị thâm đen, song cũng không nên quá trắng. Những củ sen quá trắng có thể được ngâm hóa chất.>>> Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)
Củ sen là phần thân rễ ăn được của cây sen, khá phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Củ sen được ví là “ nhân sâm giá rẻ” nhờ những lợi ích sức khỏe chúng mang lại. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Theo Đông y, củ sen có tác dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng âm bổ phổi, bồi bổ khí huyết, thải độc, cầm máu, ngăn xuất huyết. Nghiên cứu thành phần củ sen, các nhà khoa học nhận thấy củ sen rất giàu dinh dưỡng. 100g củ sen tươi chứa 79,1g nước và 74 kcal năng lượng.
Các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như canxi, sắt, magie, natri, kẽm, protein. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C và chất xơ trong chúng rất có lợi cho những người thể trạng yếu, bệnh gan, táo bón và tiểu đường.
Củ sen có vị giòn ngọt, nhiều nước, có thể chế biến thành món salad, xào, nhồi hoặc ninh. Dù chế biến theo cách nào, củ sen cũng mang đến món ăn ngon miệng, sảng khoái và dễ tiêu hóa.
Dù vậy, có những thực phẩm “đại kỵ” với củ sen, kết hợp gây bất lợi cho sức khỏe. Theo bác sĩ dinh dưỡng lâu năm, tốt nhất nên tránh kết hợp củ sen với những thực phẩm dưới đây.
1. Thực phẩm tính hàn. Củ sen sinh trưởng trong nước, tính mát. Khi chế biến món ăn, bạn nên tránh kết hợp với các thực phẩm tính hàn như mướp đắng, dưa chuột, hải sản, củ cải trắng,... Kết hợp 2 thực phẩm tính hàn cùng lúc dễ gây lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy, không có lợi cho tì vị.
Bên cạnh đó, củ sen sinh trưởng trong bùn, tiềm ẩn nguy cơ chứa ấu trùng, kí sinh trùng như sán lá gan. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên ăn củ sen được nuôi trồng thay vì mọc hoang, đặc biệt là những nơi nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo. Khi chế biến, bạn nên rửa sạch, nấu chín hoàn toàn rồi mới ăn.
2. Gan động vật. Củ sen chứa nhiều axit tannic, có tác dụng cầm máu, tránh mất máu. Trong khi đó, gan động vật như gan lợn, gan gà, gan vịt chứa nhiều sắt. Kết hợp axit tannic với sắt dễ tạo thành chất khó hấp thu, giảm khả năng hấp thụ sắt. Từ đó, gây lãng phí nguồn sắt trong nguyên liệu.
3. Đậu và các sản phẩm từ đậu nành. Chúng ta thường được khuyên tăng cường đậu và các sản phẩm từ đậu nành trong thực đơn hàng ngày bởi chúng tốt cho sức khỏe, đặc biệt giàu canxi. Vậy nhưng, đậu và các sản phẩm từ đậu nành không nên kết hợp với củ sen.
Được biết, củ sen chứa nhiều xenlulozo. Xenlulozo gặp ion canxi dễ tạo thành hợp chất khó hấp thụ, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi. Vì vậy, để tránh lãng phí dinh dưỡng, bạn nên tránh kết hợp củ sen với đậu và các sản phẩm từ đậu nành.
Ngoài việc tránh các thực phẩm “đại kỵ” với củ sen, bạn nên chú ý chọn những củ có đốt to, ngắn, nguyên vẹn. Tuyệt đối tránh những củ sen có dấu hiệu dập nát, bởi chúng dễ chứa ký sinh trùng, thu hút vi khuẩn.
Kiểm tra xem có bùn ẩm dính ngoài vỏ hay không. Nếu không có bùn, điều này đồng nghĩa với việc sen đã được xử lý qua, khó có thể bảo quản lâu.
Nên chọn củ sen có vỏ ngoài không bị thâm đen, song cũng không nên quá trắng. Những củ sen quá trắng có thể được ngâm hóa chất.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)