Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. (Ảnh minh họa)Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể xảy ra bất cứ ở đối tượng nào. Tuy nhiên, có nhóm người dễ bị tiểu đường hơn hẳn.Người béo phì. So với người có chỉ số khối cơ thể trung bình, người béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn. Nguyên nhân bởi ở người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm, kéo theo khả năng chuyển hóa glucose cũng giảm theo. Điều này khiến cho những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao dư thừa lượng đường huyết.Ngoài tiểu đường, tích tụ nhiều chất béo còn dễ gây tổn thương gan, giảm chức năng khớp, phát sinh các bệnh mãn tính do béo phì. Vì vậy, bạn cần kiểm soát cân nặng phù hợp càng sớm càng tốt.Người có chế độ ăn nhiều calo. Nghiên cứu chỉ ra, mỡ nội tạng tăng cao nếu dùng nhiều thực phẩm có hàm lượng calo lớn. Khi mỡ nội tạng tăng quá mức, cơ thể sẽ xuất hiện các bất thường trong bài tiết hormone, làm suy giảm chức năng hạ đường huyết của insulin từ đó dẫn đến tình trạng kháng insulin. Theo thời gian, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và các bệnh tim mạch.Người có người nhà mắc bệnh tiểu đường. Gia đình có thành viên bị tiểu đường thì những người có quan hệ huyết thống sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, tiểu đường có tính di truyền. Khi tuyến tụy tiết insulin không đủ, quá trình chuyển hóa carbohydrate sẽ diễn ra bất thường. Hậu quả là lượng đường trong máu sẽ tăng cao.Người ít vận động. So với người thường xuyên luyện tập, người lười vận động thời gian dài sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn. Nguyên nhân bởi vận động giúp thúc đẩy tiêu hao calo, có lợi cho việc sử dụng đường. Nhờ vậy, các chỉ số trong cơ thể cũng ổn định hơn.Người già. Người già dễ mắc tiểu đường do sức khỏe tổng thể không tốt. Khi có tuổi, mọi chức năng của cơ thể đều bắt đầu lão hóa, trong đó có cả thụ thể insulin.Phụ nữ có thai. Thời kỳ mang thai, nhau thai có thể tạo ra các hormone gây tích tụ glucose trong máu. Bình thường, tuyến tụy sẽ tiết insulin để xử lý lượng glucose này. Vậy nhưng, trường hợp cơ thể không tạo đủ insulin hoặc có bất thường trong việc sử dụng insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng lên.Một yếu tố khác làm tăng nguy cơ tiểu đường ở phụ nữ có thai là thói quen sinh hoạt không tốt. Nhiều người có tâm lý bồi bổ thật nhiều để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nạp lượng lớn thực phẩm bổ dưỡng song không có hoạt động hợp lý để thúc đẩy tiêu hao calo khiến cơ thể ảnh hưởng tiêu cực. Mời độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. Nguồn video: TTV
Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. (Ảnh minh họa)
Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể xảy ra bất cứ ở đối tượng nào. Tuy nhiên, có nhóm người dễ bị tiểu đường hơn hẳn.
Người béo phì. So với người có chỉ số khối cơ thể trung bình, người béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn. Nguyên nhân bởi ở người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm, kéo theo khả năng chuyển hóa glucose cũng giảm theo. Điều này khiến cho những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao dư thừa lượng đường huyết.
Ngoài tiểu đường, tích tụ nhiều chất béo còn dễ gây tổn thương gan, giảm chức năng khớp, phát sinh các bệnh mãn tính do béo phì. Vì vậy, bạn cần kiểm soát cân nặng phù hợp càng sớm càng tốt.
Người có chế độ ăn nhiều calo. Nghiên cứu chỉ ra, mỡ nội tạng tăng cao nếu dùng nhiều thực phẩm có hàm lượng calo lớn. Khi mỡ nội tạng tăng quá mức, cơ thể sẽ xuất hiện các bất thường trong bài tiết hormone, làm suy giảm chức năng hạ đường huyết của insulin từ đó dẫn đến tình trạng kháng insulin. Theo thời gian, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và các bệnh tim mạch.
Người có người nhà mắc bệnh tiểu đường. Gia đình có thành viên bị tiểu đường thì những người có quan hệ huyết thống sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, tiểu đường có tính di truyền. Khi tuyến tụy tiết insulin không đủ, quá trình chuyển hóa carbohydrate sẽ diễn ra bất thường. Hậu quả là lượng đường trong máu sẽ tăng cao.
Người ít vận động. So với người thường xuyên luyện tập, người lười vận động thời gian dài sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn. Nguyên nhân bởi vận động giúp thúc đẩy tiêu hao calo, có lợi cho việc sử dụng đường. Nhờ vậy, các chỉ số trong cơ thể cũng ổn định hơn.
Người già. Người già dễ mắc tiểu đường do sức khỏe tổng thể không tốt. Khi có tuổi, mọi chức năng của cơ thể đều bắt đầu lão hóa, trong đó có cả thụ thể insulin.
Phụ nữ có thai. Thời kỳ mang thai, nhau thai có thể tạo ra các hormone gây tích tụ glucose trong máu. Bình thường, tuyến tụy sẽ tiết insulin để xử lý lượng glucose này. Vậy nhưng, trường hợp cơ thể không tạo đủ insulin hoặc có bất thường trong việc sử dụng insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng lên.
Một yếu tố khác làm tăng nguy cơ tiểu đường ở phụ nữ có thai là thói quen sinh hoạt không tốt. Nhiều người có tâm lý bồi bổ thật nhiều để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nạp lượng lớn thực phẩm bổ dưỡng song không có hoạt động hợp lý để thúc đẩy tiêu hao calo khiến cơ thể ảnh hưởng tiêu cực.
Mời độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. Nguồn video: TTV