Các chuyên gia tâm lý gia đình đã đưa ra một phân tích nghe khá lạ. Theo họ, ngày nay hai chữ “ly dị” không còn trừu tượng như ngữ nghĩa của nó nữa, mà đã rất hữu hình, thực tế.
Có những cặp vợ chồng rất sợ ly dị, xem ly dị như điều gì đó rất "ngáo ộp". Có những cặp hiểu rất rõ về tình trạng hôn nhân của mình nhưng thậm chí không dám nghĩ đến hai chữ ly dị, chẳng hiểu vì sao. Cuối cùng là những cặp “ghiền” ly dị, bởi đã làm được một lần họ rất dễ dàng thoải mái thực hiện tiếp.
|
Ảnh minh họa. |
Trong ba trường hợp trên thì với trường hợp thứ hai, các nhà tâm lý cho rằng, đây là những điển hình của kiểu ly dị “bỏ thì thương vương lại tội”, và nó thường là một trong nhiều đầu mối đưa đến các hậu quả gây manh động đáng sợ nhất trong các hình thức kết thúc hôn nhân. Tại sao người ta cứ tiếp tục duy trì một mối quan hệ hôn nhân từng lãng mạn nay chẳng làm ai hài lòng, đầy bất hạnh?
Đây là những lý do được các công cuộc nghiên cứu mổ xẻ:
Họ làm thế là vì mỗi người trong các cặp đôi cứ nghĩ rằng chia tay là đẩy vợ hay chồng mình vào một tình trạng tệ hại. Họ băn khoăn không biết có nên chấm dứt mối quan hệ hôn nhân hay không, chưa chắc chỉ vì những ham muốn riêng của mình, mà còn vì vẫn cho rằng bạn tình muốn và cần duy trì cuộc sống vợ chồng. Những ai càng sống phụ thuộc hôn nhân càng tin người phối ngẫu vẫn có tâm gắn bó với vợ, chồng ở mức nào đó nên họ ít khi chủ động khởi phát một cuộc chia tay.
Nghiên cứu cũng đề cập đến thời gian, các nguồn lực và cảm xúc được các cặp đầu tư trong mối quan hệ gia đình. Các chuyên gia cho rằng chúng cũng là các yếu tố đóng góp vào quyết định có nên chấm dứt sợi dây ràng buộc hôn nhân hay không.
Quyết định ở lại hay đi sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào sở thích riêng. Tuy nhiên, điểm mấu chốt mà nghiên cứu nhận ra là, bằng chứng đầu tiên minh định một quyết định “đi hay ở” liên quan phần lớn đến tính cách vị tha có sẵn trong mỗi người. Tức là theo cảm giác nếu họ thấy bạn tình thực sự có tâm cao trong thiện ý gắn bó tình vợ chồng, người ta thường ít khi nghĩ đến việc chia tay.
Điều này cũng đúng cả đối với những ai thực sự không mặn mà lắm với mối quan hệ phu thê, hay với kẻ xét theo cá nhân họ không hài lòng với tình trạng hôn nhân này chứ không vì những tiểu tiết bối cảnh cuộc sống chi phối. Nói chung, chúng ta không muốn làm tổn thương bạn tình của mình và thường quan tâm đến những gì đối tác muốn. Trong khi chần chừ chọn lựa, người vợ hay người chồng không hài lòng vẫn hy vọng mối quan hệ sẽ được cải thiện tốt hơn. Quyết định ở lại tùy thuộc vào sự độc lập về nhận thức của một trong hai người đối với mối quan hệ, và dù sao đây cũng là một thanh gươm hai lưỡi.
Nếu tình vợ chồng được cải thiện, đó là một quyết định đúng đắn. Còn không, cả hai vẫn phải cắn răng duy trì, kéo dài sợi giây bất hạnh gắn bó vợ chồng nay vốn đã gần đứt. Đó mới là điều khốn khổ!