Aboluowang đưa tin, một bệnh viện thành phố tiếp nhận cậu bé 11 tuổi bất tỉnh. Dù nỗ lực cấp cứu song bác sĩ không kéo được cậu học trò nhỏ khỏi lưỡi hái tử thần.
Theo lời kể của bà mẹ, hôm đó đứa trẻ đang làm bài tập được giao ở lớp học thêm. Cậu bé có nói hơi mệt và muốn ngủ một lát. Nhìn đồng hồ chỉ 22h, mẹ giục cậu hoàn thành nhanh rồi đi ngủ.
Một lát sau, cậu bé lại ngẩng đầu lên nói với mẹ: “Mẹ ơi, con ngủ một lát rồi làm tiếp nhé!”. Nói xong, cậu nằm vật ra bàn. Mẹ không ngạc nhên vì điều này, bà còn dặn con hãy ngồi dậy và tiếp tục viết tiếp. Nửa tiếng sau, bà mẹ vào phòng học thấy con trai vẫn nằm gục trên bàn. Bà lay cậu bé dậy, thế nhưng, dù đánh thức kiểu gì cậu bé vẫn bất động. Trong cơn hoảng loạn, vợ chồng vội đưa con tới bệnh viện. Thật không ngờ, lời khẩn cầu xin ngủ một lát của cậu cũng chính là lời trăn trối cuối cùng.
Tại bệnh viện, bác sĩ thông báo cậu bé bị đột tử do căng thẳng trong thời gian dài. Nghe những lời này, mẹ cậu ngồi sụp xuống đất. Bà tự trách bản thân đã gây ra cái chết nghiệt ngã của con. Nếu bà không ghi danh con vào lớp học thêm, không yêu cầu con làm bài tới kiệt sức thì cậu bé đã không ra đi tức tưởi.
|
Học tập không phải việc duy nhất trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. |
Sau khi được chia sẻ, sự việc của cậu bé khiến nhiều người thương cảm. Một tài khoản trên mạng xã hội bình luận: “Xã hội cạnh tranh gay gắt, cha mẹ chịu nhiều áp lực. Con cái cũng trở thành nạn nhân, trả giá cho những sức ép của cha mẹ”.
Về tác hại của áp lực học tập quá mức, chuyên gia cho biết nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hăng hái của trẻ. Tâm lý chán ghét sẽ khiến trẻ trở nên thụ động thay vì tích cực, chủ động học hỏi.
Nó cũng ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Thực tế, học tập vô cùng quan trọng song quá trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ không chỉ có học. Áp lực học quá lớn bóp nghẹt thời gian của trẻ, khiến trẻ thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống thực tế. Từ đó, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ cũng ảnh hưởng theo.
Áp lực học tập còn ảnh hưởng đến sự hòa hợp mối quan hệ cha mẹ - con cái. Khi cha mẹ gây áp lực học hành, con cái sẽ nảy sinh tâm lý nổi loạn.
|
Áp lực học tập dễ khiến trẻ thụ động trước tri thức. |
Để thúc ép việc học mà không gây nên áp lực, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
1. Bớt đi sự lo lắng của cha mẹ. Nếu cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng việc học của con cái, sẽ khiến kiểu giáo dục trở nên căng thẳng hơn. Đối với những đứa trẻ chưa trưởng thành về tâm lý, việc chúng phải mang gánh nặng học hành của cha mẹ là điều rất vô lý.
2. Dạy học phù hợp với năng khiếu của con. Mỗi đứa trẻ đều có những ưu – nhược điểm của bản thân. Vì vậy cha mẹ cần lắng nghe tâm lý của con, biết được con thích và giỏi cái gì để phát huy năng khiếu.
Thường xuyên so sánh con mình với “con nhà người ta” chỉ càng khiến cha mẹ cảm thấy khó xử hơn. Chỉ khi nhận ra thế mạnh của con mình thì mới giúp ích cho sự phát triển của trẻ.
3. Chú ý đến việc tìm hiểu các phương pháp học tập. Thay vì để con vùi mình trong bài tập, cha mẹ có thể thay đổi góc nhìn để hướng dẫn con cái tốt hơn. Dù cho với phương pháp nào thì cũng không được thúc ép con học bài. Điều này chỉ gây nên mệt mỏi cho chúng mà thôi.